Sinh đẻ an toàn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đảm bảo sức khỏe và hạnh phúc của cả mẹ và bé. Hiểu rõ các kiến thức cơ bản về sinh đẻ không chỉ giúp các bậc cha mẹ chuẩn bị tốt hơn cho quá trình mang thai và sinh nở, mà còn góp phần giảm thiểu các rủi ro tiềm ẩn.
Bài viết này sẽ cung cấp những thông tin cần thiết về các yếu tố quyết định giới tính của thai nhi, độ tuổi sinh đẻ lý tưởng, và những điều kiện cần thiết để thụ thai thành công, nhằm giúp bạn có một hành trình mang thai an toàn và khỏe mạnh.
1. Nhân tố quyết định sinh con trai hay con gái là gì?
Khoa học đã chứng minh rằng nhiễm sắc thể giới tính trong tinh trùng người đàn ông khi thụ tinh, quyết định việc sinh con trai hay con gái. Còn đối với người phụ nữ đều có 22 cặp nhiễm sắc thể thường giống nhau, còn một cặp nhiễm sắc thể giới tính lại không giống.
Nhiễm sắc thể giới tính của nữ là XX. Trong trứng của phụ nữ có một nhiễm sắc thể X, trong tinh trùng của người đàn ông có một nửa mang nhiễm sắc thể X, một nửa mang nhiễm sắc thể Y.
Khi thụ tinh, nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể X, kết hợp với trứng sẽ tạo nên trứng thụ tinh có cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và phát triển thành con gái; nếu tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y, kết hợp với trứng sẽ tạo nên trứng thụ tinh có cặp nhiễm sắc thể giới tính XY và phát triển thành con trai.
Từ đó có thể thấy, sinh con trai hay con gái là do tinh trùng của người đàn ông chứ không phải do trứng của phụ nữ. Điều này đã chứng minh rõ sự sai lầm của quan niệm trong xã hội “sinh con trai hay con gái là do phụ nữ”.
2. Tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là gì?
Để người mẹ an toàn và con cái khỏe mạnh, thực tiễn y học và các tài liệu nghiên cứu đã công nhận tuổi sinh đẻ tốt nhất của phụ nữ là từ 24 đến 29 tuổi. Sau 24 tuổi cơ thể phụ nữ mới phát triển hoàn thiện.
Lúc này canxi hóa ở xương hoàn thiện, các cơ quan nội tạng phát triển đầy đủ, đủ sức đảm nhận trọng trách “mang nặng đẻ đau”, hệ thống nội tiết và hệ thống thần kinh cũng đi vào ổn định, có thể tiếp nhận “thử thách” mang thai; hệ thống sinh dục chín muồi, chất lượng tế bào trứng khá cao; xương chậu trở nên rộng hơn, cơ xương chậu và tính đàn hồi của cơ thịt tốt, là điều kiện thuận lợi để sinh đẻ dễ dàng.
Ngoài ra, từ 24 tuổi trở lên người phụ nữ đã kết thúc “nghiệp học” tham gia công tác, kinh nghiệm sông khá phong phú, kinh tế cũng tạm ổn định, có lợi cho việc nuôi nấng con.
3. Tại sao sinh đẻ sớm hay muộn đều không tốt?
Cần tránh sinh đẻ quá sớm hay quá muộn: Trước 18 tuổi và sau 35 tuổi. Tác hại của sinh đẻ quá sớm rất dễ thấy, cơ thể mẹ phát triển chưa chín muồi dễ gây đẻ non, khó đẻ. Sinh đẻ quá muộn cũng không có lợi cho sức khỏe của mẹ và con.
Sau 35 tuổi xương chậu và dây chằng nhão, tính đàn hồi của đáy chậu và hội âm giảm, sức co giãn của tử cung yếu, khi sinh nở người mẹ sẽ rất đau đớn, trẻ sơ sinh có thể bị ngạt thở, viêm nhiễm, tổn thương, thậm chí tử vong.
Ngoài ra, phụ nữ sau 35 tuổi, chức năng buồng trứng bắt đầu giảm thiểu, trứng dễ biến dạng làm cho thai nhi dị dạng; Đồng thời, ngoài 35 tuổi tế bào của người mẹ lão hóa, dễ làm rối loạn sự phân ly nhiễm sắc thể, dẫn đến hội chứng bệnh Đao ở trẻ (cổ ngắn, khe mắt xếch, lưỡi dày và dài, ngón tay ngắn, cơ thể phát triển chậm, si đần, vô sinh).
4. Mùa mang thai và sinh đẻ lý tưởng là gì?
Thông thường, tháng 3 và tháng 4 mang thai, tháng 11 và tháng 12 sinh đẻ là lý tưởng nhất. Bồi vì tháng 3 và tháng 4 đúng vào mùa xuân ấm áp, dễ chịu, tâm tư của người phụ nữ khá tốt, nếu có những phản ứng thai nghén cũng dễ dàng vượt qua, nhanh chóng hồi phục sức khoẻ sau khi sinh, trẻ sinh trưởng phát triển thuận lợi.
Mang thai vào tháng 3 và 4, thời kỳ thai nghén trải qua ba mùa Xuân, Hạ, Thu. Đây là những mùa có thể cung cấp cho cơ thể mẹ đủ các loại rau xanh và hoa quả, giúp người mẹ và thai nhi có đủ vitamin và muối khoáng.
Sau khi mang thai vào tháng 3 và tháng 4, cả thời kỳ thai nghén đều có ánh nắng chiếu rọi, nhờ đó mà có đầy đủ vitamin D, thúc đẩy sự hấp thu canxi, photpho, có lợi cho sự sinh trưởng phát triển của xương cốt thai nhi. Ánh mặt trời chiếu trên da có thể thúc đẩy máu lưu thông, diệt trừ vi khuẩn.
Mang thai vào tháng 3 và 4 còn giúp phụ nữ mang thai thời kỳ đầu, tránh được thời kì có nhiều viêm nhiễm nguy hiểm, tránh được những nhân tố làm thai dị dạng.
5. Điều kiện cần thiết để thụ thai như thế nào?
5.1. Điều kiện cần có của nam giới để vợ thụ thai.
– Tinh hoàn có thể sản xuất tinh trùng bình thường, hàm lượng tinh trùng trong tinh dịch cần đạt 20 triệu đến 400 triệu tinh trùng/ml, tỉ lệ dị hình <25%.
– Có hệ thống dẫn tinh khỏe mạnh, bao gồm tinh hoàn phụ, ống dẫn tinh, ông xuất tinh, niệu đạo,…
– Tuyến tinh nang và tuyến tiền liệt có thể tiết dịch bình thường, đảm bảo sự sinh tồn và hoạt động của tinh trùng.
– Có khả năng giao hợp bình thường, không có biểu hiện khác thường như liệt dương, không xuất tinh,..
5.2. Điều kiện thụ thai khỏe mạnh và thông suốt.
– Buồng trứng có thể tạo trứng bình thường, mỗi tháng phóng trứng 1 lần.
– Có ống dẫn trứng khỏe mạnh, thông suốt.
– Đường dẫn âm đạo, cổ tử cung, khoang tử cung thông suốt giúp tinh trùng di chuyển dễ dàng.
– Môi trường trong tử cung thích hợp để trứng thụ tinh bám vào và phát triển.
– Muốn thụ thai thành công còn phải tạo điều kiện thuận lợi, giao hợp vào kỳ rụng trứng (trước hoặc sau 2 ngày) giúp tinh trùng có cơ hội gặp trứng.
6. Tạo môi trường cho bào thai phát triển như thế nào?
Môi trường cho bào thai phát triển tốt cần có hai môi trường lớn và nhỏ. Môi trường lớn là chỉ nơi người mẹ sinh sống và làm việc, môi trường nhỏ chỉ bản thân cơ thể mẹ. Hai môi trường này đều ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bình thường của bào thai.
Thể chất, tâm hồn lành mạnh của người mẹ là điều kiện cơ bản của môi trường nhỏ. Ngoài ra, cần phải có những biện pháp thích hợp để tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật xâm nhập và ảnh hưởng bẩm sinh từ cơ thể mẹ. Chẳng hạn, người phụ nữ hồi nhỏ chưa bị mề đay, thì nên tiêm vắc xin phòng mề đay trước khi có thai, đề phòng bị mề đay mẩn ngứa trong kỳ thai.
Vì mề đay có thể làm trẻ bị điếc bẩm sinh (sau khi tiêm dự phòng 3 tháng không nên có thai). Ngoài ra, trước khi mang thai uống 20 mg vitamin B11, chia làm 3 lần trong ngày, uống liên tục trong 3 tháng, có thể dự phòng dị dạng dây thần kinh ở thai nhi. (Điều này, còn tùy theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để biết thêm chi tiết).
Trong môi trường lớn có một vài nhân tố vật lý, nhân tố hóa học, nhân tố sinh vật, cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của bào thai, người chồng uống rượu, hút thuốc cũng tác động xấu đến bào thai. Vì thế, cần cải thiện môi trường sống và công tác.
7. Những bệnh nào không nên có thai?
Thông thường thì không nên có thai khi đang bị bệnh. Những người mắc bệnh tại các tạng phủ chính (tim, gan, thận, phổi,…) muốn có thai, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ và suy nghĩ cẩn thận. Khi chưa chữa khỏi bệnh viêm gan hay lao phổi thì không nên có thai.
Khi mang thai có thể làm bệnh viêm thận nặng hơn, mà viêm thận mãn tính rất có hại đối với sự phát triển của thai nhi. Do đó, khi bị viêm thận mãn tính thì không nên có thai. Thai nghén, sinh nở và cho trẻ bú làm tăng gánh nặng của tim. Do đó, nếu bị bệnh tim nặng trên cấp IV không nên có thai.
8. Chuẩn bị trước khi thụ thai cần làm gì?
8.1. Chuẩn bị tâm lý và vật chất trước khi thụ thai.
Khi vợ chồng muốn chuẩn bị đón bé cưng ra đời, các bà mẹ tương lai ngoài việc chuẩn bị vật chất cho đứa trẻ ra còn phải chuẩn bị về tâm lý. Trước hết, cần tính kỹ sự thay đổi trong cuộc sống sau khi làm mẹ. Ngoài 9 tháng 10 ngày mang thai ra, không những phải chăm sóc, nuôi con bằng sữa mẹ, mà còn phải lo lắng cho sức khỏe và sự an toàn của con.
Một khi đứa trẻ bị bệnh, không những phải lo lắng mà còn mất nhiều sức lực, tiền bạc. Tất cả những điều này các cặp vợ chồng son cần phải chuẩn bị trước. Chỉ cần hai người đồng tâm hợp lực, cùng nhau chia sẻ trách nhiệm nuôi con thì nhất định sẽ thành công.
Chuẩn bị vật chất trước khi mang thai, chủ yếu là sắp xếp về kinh tế, nơi ăn ở, chăm sóc người nhà và xử lý công việc ổn thỏa. Chỗ ngủ cần chú ý thông thoáng nhưng ấm cúng,… Nếu có điều kiện có thể lắp thiết bị chống nóng và sưởi ấm. Người mẹ cần đảm bảo được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và được nghỉ ngơi hợp lý.
8.2. Giữ gìn sức khỏe trước khi thụ thai.
Giữ gìn sức khỏe trước khi thụ thai cần được tiến hành ít nhất từ 6 tháng trước khi mang thai. Nội dung chính gồm:
– Giữ gìn sức khỏe cả hai vợ chồng, tránh thụ thai khi cơ thể mệt mỏi. Trước và sau khi kết hôn khi cả hai người lo tổ chức đám cưới, xây dựng gia đình nên khá vất vả, do đó không nên mang thai ngay sau khi cưới. Vừa kết hôn xong, tốt nhất nên lựa chọn các biện pháp tránh thai thích hợp.
– Nếu uống thuốc tránh thai, 6 tháng trước khi có thai nên ngừng uống thuốc và có thể lựa chọn các biện pháp tránh thai khác như dùng bao cao su, biện pháp tránh thai tự nhiên,…
– Nắm vững kiến thức thụ thai, học cách tính kỳ rụng trứng (14 ngày trước kỳ kinh tiếp theo). Khi có kế hoạch thụ thai, có thể chọn ngày trứng rụng để “động phòng”, còn trước kỳ trứng rụng cần hạn chế giao hợp để đảm bảo chất lượng tinh dịch.
– Tiêm vắc xin phòng mề đay và uống B11 trước khi mang thai, nên theo chỉ dẫn của bác sĩ.
– Nếu mắc bệnh có thể đến gặp các bác sĩ chuyên khoa, để được tư vấn trước khi có thai.
– Chuẩn bị tốt về tâm lý, loại trừ lo lắng khi mang thai để tránh bị căng thẳng, nôn nóng, giữ cho tâm tư thoải mái.
9. Thụ thai như thế nào?
9.1. Thụ tinh là nụ hôn của tình yêu.
Thụ tinh là một quá trình sinh lý phức tạp. Sau khi trứng chín rụng ra từ buồng trứng, nhờ sự co rút của thành ống dẫn trứng, và hoạt động của các lông tơ tại niêm mạc, mà trứng được đẩy về phía tử cung. Sau khi giao hợp, tinh trùng trong tinh dịch sẽ chạy ngược từ âm đạo vào tử cung đến ống dẫn trứng.
Lúc này có rất nhiều tinh trùng bao vây quanh trứng, đầu tinh trùng nhả ra dung môi axit trong suốt để làm tan màng trứng, chỉ có một tinh trùng chui được vào trong trứng và kết hợp cùng trứng. Quá trình này gọi là thụ tinh.
Sau khi trứng thụ tinh sẽ tiến hành phân ly tế bào, số lượng tế bào nhân lên nhanh chóng, sau khoảng 3 ngày sẽ hình thành một đám tế bào có nhân chắc chắn. Sau đó, vẫn tiếp tục phân chia, lớp tế bào ngoài cùng được gọi là tầng nuôi dưỡng.
9.2. Chiếc nôi của trứng thụ tinh.
Trứng thụ tinh cần kịp thời bám trên màng tử cung mới tiếp tục sinh trưởng và phát triển được. Trứng thụ tinh vừa tiếp tục phân chia vừa được nhu động của ống dẫn trứng đẩy xuống, khoảng 5 ngày đến 7 ngày sau sẽ đến được tử cung. Khi tiếp xúc với bề mặt màng tử cung, nó sẽ tiết ra dung môi phân giải protein làm màng tử cung bị phân giải tạo nên chỗ hõm, trứng thụ tinh sẽ vùi mình vào trong hố này.
Lớp ngoài của trứng nối với màng tử cung hình thành nhau thai để hấp thụ dinh dưỡng, duy trì sự sinh trưởng phát triển của bào thai. Đây là quá trình khá phức tạp, có lúc thụ tinh thành công, nhưng không bám được vào màng tử cung và bị loại bỏ.
9.3. Phát triển của bào thai.
Cùng với việc bám rễ vào màng tử cung, các tế bào bên trong vẫn không ngừng phân chia, nhân lên, dần dần hình thành hai nang. Nang gần tầng nuôi dưỡng là nang màng ối, nang hướng ra ngoài là nang hoàng thể. Đồng thời chúng hình thành hai lớp phôi. Vào tuần thứ 3, hai lớp phôi này tạo nên một lớp mới ở giữa, ba lớp này sẽ phát triển thành các cơ quan của bào thai.
Lớp ngoài cùng hình thành hệ thống thần kinh, da, lông tóc, móng tay…; lớp giữa hình thành cơ thịt, máu, xương cốt, tổ chức kết đế, tuần hoàn, tiết niệu và hệ thống sinh dục; lớp trong hình thành thượng bì và các tuyến của hệ thống tiêu hóa và hô hấp, bàng quang, âm đạo và tiền đình.
Sau tuần thứ 9 bào thai chuyển sang giai đoạn thai nhi. Do tế bào phân hoá thành các cơ quan nên rất nhạy cảm với các nhân tố có hại, dễ bị biến dạng. Do đó, bảo vệ, giữ gìn sức khỏe rất quan trọng trong giai đoạn này.
10. Chẩn đoán thai sớm như thế nào?
10.1. Làm sao để biết mình đã có thai?
Phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, sau khi kết hôn mà không sử dụng các biện pháp tránh thai, vẫn sinh hoạt tình dục bình thường, thì một khi xuất hiện những dấu hiệu dưới đây là có thể biết rằng mình đã có thai:
– Ngừng kinh: Kinh nguyệt vẫn đứng theo chu kỳ, nhưng đột nhiên đến ngày có kinh mà không thấy, đây là dấu hiệu sớm nhất về thai nghén. Thời gian chậm kinh càng lâu, khả năng có thai càng lớn.
– Phản ứng thai sớm: Ngừng kinh khoảng 45 ngày, xuất hiện các hiện tượng như sáng dậy cảm thấy buồn nôn, ợ chua, chán ăn, kiêng khem…, có lúc còn có các triệu chứng đau đầu, mệt mỏi, uể oải,…
– Bầu vú thay đổi: Bầu vú căng cứng, khi ấn có cảm giác đau, đầu vú to hơn, núm vú và quầng vú sẫm lại.
– Nước tiểu: Số lần đi tiểu tăng nhưng không có triệu chứng viêm nhiễm đường niệu như đái dắt, đái buốt.
Để chẩn đoán chính xác hơn nên sớm đến bệnh viên kiểm tra chính xác. Ngoài ra, để các bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng của mình ngay tại thời điểm đang phân vân chưa biết là có thai hay không?
Nhiệt độ cơ thể tăng cũng biểu hiện có thai. Nhiệt độ cơ thể chịu ảnh hưởng của lượng hormon có trong cơ thể phụ nữ, trước khi trứng rụng là khoảng 36,4°c đến 36,6°c. Trong thời gian trứng rụng còn thấp hơn, sau khi trứng rụng lại tăng khoảng 0,5°c và giữ nguyên như vậy, cho đến trước kỳ kinh mới lại hạ xuống. Sau khi mang thai, hormone progesterone ảnh hưởng đến trung khu nhiệt độ, làm nhiệt độ cơ thể tăng cao, đây chính là một dấu hiệu của thai nghén.
10.2. Thử thai đơn giản.
Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều dụng cụ thử thai đơn giản như bằng giấy, que, mảnh,… để chị em tự kiểm tra thai. Nếu đến kỳ kinh mà không thấy kinh nguyệt xuất hiện, có thể lấy nước tiểu cho vào ly rồi nhúng que thử (quickstick, hexagon, dipstick…) vào trong ly theo hướng mũi tên chỉ xuống 1 phút đến 3 phút để quan sát. Nếu chỉ có một vạch xuất hiện là âm tính, nếu có hai vạch xuất hiện là dương tính (có thai). Lưu ý: Các que thử phải sử dụng ngay sau khi xé bao, và phải còn hạn sử dụng.
10.3. Nguyên lý thử thai.
Hiện nay, phương pháp thử thai trong bệnh viện tốt nhất và chính xác nhất là xét nghiệm máu. Khi mang thai, sau khi phôi thai bám vào màng tử cung, tế bào nuôi dưỡng sẽ sinh trưởng nhanh chóng, và bắt đầu thúc đẩy hormone giới tính HCG, hormone này trực tiếp đi vào máu của cơ thể mẹ và được thận bài tiết ra. Do đó, sau 7 ngày mang thai là có thể nhận biết được từ trong máu. Vì thế HCG là dấu hiệu chính chẩn đoán thai sớm trong lâm sàng.
10.4. Siêu âm.
Siêu âm cũng là phương pháp tốt để chẩn đoán thai sớm. Siêu âm là phương pháp chẩn đoán bên ngoài thông qua hình ảnh không gây tổn thương, không đau đớn, thao tác đơn giản và có thể lặp lại nhiều lần. Hình ảnh siêu âm có thể quan sát rất rõ độ lớn của tử cung, hình thái bào thai, vị trí và nhịp đập của tim thai. Mang thai tuần thứ 5, qua siêu âm có thể nhìn thấy vòng tròn sáng trong tử cung, đó chính là phôi nang.
Đây là kết cấu xuất hiện sớm nhất tại thời kỳ đầu thai nghén. Cùng với việc hình thành phôi nang, bào thai cũng dần dần xuất hiện trong phôi nang. Đến cuối tuần thứ 6, tim bào thai bắt đầu đập nhịp nhàng, tiếp đó tay chân cũng dần dần xuất hiện. Đến cuối tuần thứ 8, là có thể thấy tay chân và sự cử động của chúng.
11. Tại sao trong kỳ thai nghén không được lạm dụng thuốc?
11.1. Cần cẩn thận khi dùng thuốc trong kỳ thai nghén.
Rất nhiều thuốc khi phụ nữ mang thai uống, có thể đi qua nhau thai vào máu của thai nhi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Có loại thuốc còn gây chướng ngại trao đổi chất của cơ thể mẹ và nhau thai, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi bị tổn thương hoặc dị dạng.
Các loại thuốc chắc chắn làm thai nhi dị dạng có: (1) các loại thuốc chống ung thư, (2) thuốc hormon các loại, (3) thuốc giảm lượng đường huyết, (4) thuốc an thần.
Thuốc có thể làm thai nhi dị dạng là: (1) thuốc chống động kinh, (2) thuốc chống giáp trạng, (3) vitamin: trong kỳ mang thai uong vitamin A, D bừa bãi cũng làm thai nhi bị dị dạng.
Trong các loại thuốc kháng sinh, Penicillin là loại khá an toàn, đến nay vẫn chưa có báo cáo về việc dẫn đến dị dạng. Còn lại, khi dùng Streptomycin, Tetracycline, Gentamycin, Kanamycin, Chloromycetin… và các loại sulfa, furan cần phải cẩn thận. Chú ý cần phải được bác sĩ chỉ định đúng liều lượng, không tự ý dùng sai liều lượng.
11.2. Thuốc Đông Y cũng không được lạm dụng.
Nhiều người cho rằng thuốc Đông y có tính ôn hoà, không có tác dụng phụ với cơ thể người, do đó nếu kỳ mang thai không dùng được thuốc Tây thì chuyển sang dùng Đông y.
Thực ra, có một vài loại thuốc Đông y, cũng làm thai nhi dị dạng hoặc dẫn tới đẻ non hoặc sảy thai. Do đó, phụ nữ mang thai cũng không được tự dùng thuốc Đông y bừa bãi, mà cần sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm.
Những thuốc Đông y tuyệt đối cấm trong thời gian mang thai:
– Thuốc độc tính mạnh: Ba đậu, Đại kích, Thuỷ ngân, Ô dầu, Phụ tử…
– Thuốc có độc tính: Thuỷ điệt, Xạ hương, Hùng hoàng, Thư hùng, Khiên ngưu tử…
– Thuốc không độc: Mao căn, Thông thảo, Đào nhân, Tam lăng, Ngưu tất, Cạn khương… Những vị thuốc này có thể làm sảy thai.
Có phụ nữ mang thai muốn bổ sung dinh dưỡng cho thai nhi nên đã uống các loại thuốc bổ như nhân sâm, nhân sâm sữa ong chúa, dưỡng sâm hoàn… Thực tế những loại thuốc này không thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và thai nhi, sử dụng chỉ phản hiệu quả.
Chẳng hạn, nhân sâm có tác dụng an thai và đại bổ nguyên khí, nếu phụ nữ mang thai “bổ” bừa bãi thì chỉ làm tăng các triệu chứng nôn nghén, thuỷ thũng, ngoài ra còn có thể lặn xuất huyết âm đạo và đẻ non.
11.3. Thuốc lá và bia rượu đều có hại cho thai nhi.
Kết quả nghiên cứu và điều tra cho thấy rượu là một trong những nhân tố gây dị dạng. Phụ nữ mang thai uống rượu bia có thể làm chất cồn qua nhau thai vào trong cơ thể thai nhi, gây biến dạng nhiễm sắc thể, từ đó mà thai nhi bị dị dạng, tổn thương tế bào não làm giảm trí tuệ, co giật huyết quản… Do đó, phụ nữ mang thai không được uống rượu bia, hút thuốc lá (dù chỉ hít phải khói thuốc là cũng có hại).
Tác giả: Nguyễn Thu Hà
Bạn đang xem bài viết:
Những kiến thức về sinh đẻ an toàn là gì?
Link https://vnlibs.com/suc-khoe/nhung-kien-thuc-ve-sinh-de-an-toan-la-gi.html