Giữ gìn sức khỏe thời kỳ kết hôn, tân hôn và sinh sản

Giữ gìn sức khỏe trong thời kỳ kết hôn, tân hôn và sinh sản rất quan trọng vì nhiều lý do. Trước hết, sức khỏe tốt giúp cả hai vợ chồng chuẩn bị cho cuộc sống mới, thích nghi với những thay đổi và trách nhiệm mới.

Mục lục bài viết:

Điều này cũng giúp tăng cường sự gắn kết và tình cảm, khi cả hai có thể tận hưởng những khoảnh khắc bên nhau một cách trọn vẹn. Khám sức khỏe tiền hôn nhân và trong suốt thời kỳ sinh sản giúp phát hiện và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm hoặc di truyền, đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh và không gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng sau này. Nếu cặp đôi có kế hoạch sinh con, sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển tốt.

1. Giữ gìn sức khỏe thời kỳ kết hôn.

Giữ gìn sức khỏe trong thời kỳ kết hôn là một yếu tố quan trọng để đảm bảo hạnh phúc và sự bền vững của hôn nhân. Trước khi kết hôn, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp cả hai có cái nhìn rõ ràng về tình trạng sức khỏe của nhau, từ đó có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống chung.

Khám sức khỏe trước khi kết hôn không chỉ giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn mà còn là cơ hội để được tư vấn về tâm sinh lý, tình dục an toàn và kế hoạch hóa gia đình. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro khi quan hệ tình dục và các bệnh lý liên quan đến sinh sản.

Ngoài ra, việc duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập luyện thể dục đều đặn và giữ gìn sức khỏe tinh thần, cũng là những yếu tố quan trọng để có một cuộc sống hôn nhân hạnh phúc và bền vững.

Bạn có muốn biết thêm chi tiết về các bước cụ thể cần làm để giữ gìn sức khỏe trong thời kỳ kết hôn không? Đừng bỏ lỡ những thông tin quý giá về sức khỏe hôn nhân tại VNLibs.com nơi cung cấp kiến thức hữu ích cho cuộc sống hạnh phúc của bạn.

1.1. Không lựa chọn bạn đời là người có cùng huyết thống.

Nhiều vùng nông thôn nước ta có “lệ làng” khá nguy hiểm: Cấm trai làng khác đến tìm hiểu con gái làng mình, từ đó dẫn đến tỉ lệ những người cùng họ kết hôn tăng, con cái sinh ra thường ốm yếu, ngây dại, dị dạng. Ở thành phố, do mải làm ăn công tác, họ hàng bà con sống ở nhiều nơi… nên có nhiều người không biết hết những người bên nội, bên ngoại của mình (nhất là thanh niên).

Do đó mà có một số trường hợp khi về ra mắt song thân, thì các cụ mới ngã ngửa ra “cái đứa mà nó dẫn về” chính là đứa cháu họ… Rất nhiều trường hợp tương tự đã xảy ra. Vì vậy, mà nam nữ thanh niên khi chọn người yêu cần phải tìm hiểu rõ gia đình, họ hàng của đối phương.

1.2. Cùng huyết thống là gì?

Huyết thống là chỉ những người thân thuộc có cùng quan hệ họ hàng, dòng máu. Phạm vi cấm kết hôn của Luật Hôn nhân và Gia đình là: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa anh em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha; giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời”.

Cùng dòng máu trực hệ là cha mẹ với con cái; ông bà với cháu nội, cháu ngoại; có họ trong phạm vi ba đời tính như sau: đối với người cùng một gốc sinh ra thì cha mẹ là đời thứ nhất; anh em ruột là đời thứ hai; con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

1.3. Kết hôn cùng huyết thống rất có hại.

Đơn vị gen tạo nên cơ thể là tế bào, kết cấu tế bào gồm nhân tế bào, nguyên sinh bào và màng tế bào, nhiễm sắc thể trong nhân tế bào có rất nhiều gen di truyền (có cả gen tốt lẫn gen xấu). Trong số những gen này, có một nửa đến từ bố và một nửa đến từ mẹ, nếu chỉ có một gen gây bệnh thì sẽ không biểu hiện thành trạng thái bệnh, nếu có hai gen gây bệnh tương đồng thì sẽ phát bệnh.

Nam nữ có dòng máu càng gần số gen đồng hợp tử sẽ càng nhiều, như gen đồng hợp tử giữa cha mẹ và con cái là 1/2, giữa ông cháu là 1/4, giữa anh chị em họ là 1/8, số gen đồng hợp tử giữa những người không có quan hệ dòng máu chiếm 1% – 1%. Gen gây bệnh đồng hợp tử hợp với nhau sẽ phát sinh bệnh di truyền. Do đó, kết hôn cùng huyết thống sẽ tạo điều kiện cho bệnh di truyền xảy ra.

1.4. Hai người có bệnh di truyền giống nhau không nên kết hôn.

Người có bệnh di truyền không nên kết hôn với người có bệnh di truyền tương tự, vì như vậy sẽ làm khổ cho con cái mình. Chẳng hạn, hai người điếc bẩm sinh kết hôn sẽ sinh ra đứa con bị điếc, một gia đình không nghe được sẽ rất khó sống trong xã hội. Do đó, để ngăn ngừa bệnh di truyền phát sinh, những người có bệnh di truyền giống nhau không nên kết hôn.

Khi lựa chọn người yêu, việc tìm hiểu về diện mạo, nghề nghiệp, cá tính, lương bổng… đương nhiên là điều quan trọng, nhưng nhất thiết không được bỏ qua tình trạng sức khỏe của đối phương. Nếu mắc bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh gan, bệnh thận… thì nó cũng như bóng đen hạnh phúc gia đình.

Chẳng hạn cơ quan sinh dục nam dị dạng, tinh hoàn nhỏ, ẩn tinh hoàn,… đường sinh dục nữ dị dạng, như bẩm sinh không có âm đạo, buồng trứng không phát triển… không những ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của hai vợ chồng, mà đa số không có khả năng sinh sản. Do đó, thanh niên nam nữ cần có thái độ khoa học, đầu óc tỉnh táo lựa chọn người bạn đời cho mình

1.5. Kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn.

Có hai nội dung chính là hướng dẫn vệ sinh trước khi kết hôn và xét nghiệm y học. Mục đích là:

– Giúp cho nam nữ thanh niên nắm vững kiến thức tình dục thông qua giáo dục tâm sinh lý tình dục, vệ sinh tình dục và đạo đức tình dục, nhờ đó mà có được cuộc sống tình dục thuận lợi sau khi kết hôn;

– Học kiến thức thụ thai, tránh thai khoa học, có biện pháp tránh thai thích hợp. Sau khi kết hôn mà chưa muốn có con, có thể lựa chọn biện pháp tránh thai hiệu quả và thích hợp, tránh nạo thai do có thai ngoài ý muốn, có đủ khả năng tự bảo vệ sức khỏe sinh sản. Khi muốn có con, có thể tính toán một cách khoa học để lựa chọn thời gian thụ thai thích hợp;

– Xét nghiệm trước khi kết hôn và tiếp nhận chỉ dẫn của bác sĩ dựa theo kết quả xét nghiệm.

1.6. Xét nghiệm trước khi kết hôn.

Xét nghiệm trước khi kết hôn có vai trò quan trọng trong cuộc sống vợ chồng và trong việc sinh con khỏe mạnh. Nhờ đó, mà có thể phát hiện được các căn bệnh truyền nhiễm, bệnh di truyền nghiêm trọng, bệnh tâm thần cũng như được các bác sĩ tư vấn. Ở một số nước trên thế giới, khi đăng ký kết hôn cần phải xuất trình giấy xét nghiệm y tế trước khi kết hôn.

1.7. Kiểm tra sức khỏe trước khi kết hôn có những nội dung gì?

Hỏi thăm bệnh sử: Tình trạng sức khỏe hiện tại và những bệnh đã mắc, nhất là bệnh ảnh hưởng đến hôn nhân và sinh sản, tình trạng kỳnh nguyệt của người nữ và thói quen hút thuốc, uống rượu… của hai người.

Lịch sử họ hàng: Tình trạng mắc bệnh của những người trực hệ, bàng hệ, ít nhất phải hỏi thăm tìm hiểu về 3 đời, để phân tích bệnh di truyền và có chỉ dẫn thích hợp.

Kiểm tra sức khỏe: kiểm tra toàn bộ, chú ý trạng thái tinh thần và hình thể, tình trạng phát triển của cơ quan sinh dục và bệnh tật, lúc cần thiết có thể xét nghiệm thêm.

Kiểm tra bổ trợ: kiểm tra huyết niệu, hoá nghiệm dịch âm đạo, kiểm tra chức năng gan, lúc cần thiết còn phải kiểm tra viêm gan B, nhiễm sắc thể, hormon, đo chỉ số IQ…

Tư vấn và hướng dẫn: Dựa vào phân loại tình trạng xét nghiệm, mà chỉ dẫn các vấn đề về sinh sản, sinh hoạt tình dục và tránh thai.

1.8. Kiểm tra trước khi kết hôn có lợi cho nam nữ thanh niên.

Trước khi kết hôn có dịp kiểm tra toàn diện cơ thể, sẽ có thể phát hiện những bệnh tạm thời không nên kết hôn như viêm gan truyền nhiễm, lao, bệnh hoa liễu, bệnh tâm thần hoặc những bệnh nặng khác. Nếu những người mắc bệnh này kết hôn thì bệnh tình có thể nặng hơn do mệt mỏi, hoặc truyền cho đối phương qua tiếp xúc hoặc sinh hoạt tình dục.

Do đó, cần được kiểm tra chữa trị, làm bệnh tình thuyên giảm hoặc khỏi hẳn mối kết hôn. Ngoài ra, kiểm tra trước khi kết hôn, còn có thể phát hiện những bệnh ảnh hưởng đến sinh hoạt tình duc, như dị tật ở cơ quan sinh dục, cần được điều trị rồi mới kết hôn.

1.9. Kiểm tra trước khi kết hôn là bước đầu tiên để có con cái khỏe mạnh.

Hiện nay, có hơn 4000 loại bệnh di truyền, nếu không có phương pháp chữa trị sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của hàng vạn người, tạo nên nỗi đau khổ và gánh nặng cho gia đình, xã hội. Nhờ có kiểm tra trước khi kết hôn, mà có thể kỳp thời phát hiện tình trạng sức khỏe của bản thân hai người nam nữ, hoặc tình hình mắc bệnh di truyền trong gia hệ hai bên.

Đồng thời, căn cứ vào tình hình thực tế của bệnh, để đo độ nguy hiểm di truyền và phân tích phương thức di truyền. Từ đó, đưa ra những hướng dẫn sinh con khỏe mạnh. Do đó, kiểm tra trước khi kết hôn là bước đầu tiên ngăn ngừa bệnh di truyền phát sinh, khống chế bệnh di truyền và là biện pháp quan trọng nâng cao sức khoẻ nòi giống.

1.10. Những đối tượng không nên kết hôn.

– Cùng dòng máu trực hệ và những người khác có họ trong phạm vi ba đời.

– Trí tuệ hai bên vô cùng thấp kém, không thể tự lo liệu cuộc sống, điều này có thể di truyền cho thế hệ sau.

– Hai người đều mắc chứng tinh thần phân liệt: Tỷ lệ phát bệnh ở con cái rất lớn, khó có thể duy trì cuộc sống bình thường.

– Cơ quan sinh dục dị hình khó chữa, như bẩm sinh không có âm đạo, không có dương vật,… Như vậy sẽ không thể sinh hoạt tình dục được.

– Sắp chấm dứt cuộc sống: Xơ gan giai đoạn cuối, ung thư thời kỳ cuối, bệnh tim nặng,…

2. Giữ gìn sức khỏe thời kỳ tân hôn.

Giữ gìn sức khỏe trong thời kỳ tân hôn rất quan trọng vì đây là giai đoạn bắt đầu cuộc sống mới cùng nhau. Sức khỏe tốt giúp cả hai vợ chồng thích nghi với những thay đổi và trách nhiệm mới, đồng thời tăng cường sự gắn kết và tình cảm.

Khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp phát hiện và phòng tránh các bệnh truyền nhiễm hoặc di truyền, đảm bảo cả hai đều khỏe mạnh. Nếu có kế hoạch sinh con, sức khỏe tốt là yếu tố quan trọng để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và em bé phát triển tốt. Cuối cùng, khi cả hai đều khỏe mạnh, tâm lý sẽ thoải mái hơn, giúp giảm bớt căng thẳng và lo lắng trong cuộc sống hôn nhân.

2.1. Những chuẩn bị để giữ gìn sức khỏe tân hôn.

Chuẩn bị tâm lý. Sau khi kết hôn, cuộc sống mới sẽ hoàn toàn khác với thời kỳ yêu đương. Do hai người sống gần gũi hơn, nên có thể phát hiện ra nhiều khác biệt và khoảng cách. Đồng thời, xuất hiện nhiều mối quan hệ xã hội mới. Do đó, cần phải hiểu rõ đạo đức và trách nhiệm hôn nhân, xử lý tốt vai trò và các mối quan hệ của mình, thích ứng với cuộc sống mới.

Chú ý vệ sinh tình dục. Vợ chồng mới cưới đều cần giữ cho bộ phận sinh dục ngoài sạch sẽ, vừa mới bắt đầu sinh hoạt tình dục, chưa có được quá trình thích ứng và hiểu nhau, thì cũng không nên nóng vội, lo lắng, căng thẳng. Trước khi kết hôn được giáo dục về tình dục, sẽ giúp có được sinh hoạt tình dục lành mạnh.

Sinh đẻ có kế hoạch. Chuyện phòng the tất nhiên làm tiêu hao sức lực, hàng ngày cần phải bổ sung dinh dưỡng trước khi “động phòng”, mỗi ngày cần bổ sung 80g đến 100g protein, ăn nhiều thức ăn có chứa vitamin B và vitamin C. Ngoài ra, sau khi mệt mỏi cơ thể tạo ra nhiều CO2, axit lactic làm càng thêm mệt, lúc này cần ăn nhiều thức ăn có tính kiềm như bánh có hàm lượng soda, nước khoáng, hoa quả và rau xanh.

2.2. Giữ gìn sức khỏe sinh hoạt tình dục tân hôn.

2.2.1. Sinh hoạt tình dục tân hôn.

Đêm tân hôn giao hợp lần đầu, phản ứng giữa hai vợ chồng khá chênh lệch, nhất là chênh lệch về thời gian và độ mạnh yếu. Thông thường, nam nhanh nữ chậm, nam mạnh nữ yếu. Nếu không có kiến thức về tình dục, người đàn ông chỉ muốn nhanh chóng đạt đến cao trào tình dục, không để ý đến cảm nhận của người phụ nữ, thì không những không làm người phụ nữ vui sướng, mà còn có thể do cơ thể chưa kịp thích ứng gây tổn thương âm đạo, làm cho người vợ sợ hãi và chán ghét sinh hoạt tình dục.

Vì thế, người đàn ông cần kiềm chế hưng phấn tình dục, không thích ứng cơ quan sinh dục quá sớm, cần có những động tác chuẩn bị trước khi giao hợp, như âu yếm, vuốt ve, giúp người phụ nữ bớt rụt rè, gợi ham muốn tình dục cho người nữ, đợi cho đến khi xuất hiện hưng phấn tình dục, dịch âm đạo tiết ra nhiều, mới nên tiến hành giao hợp.

Người phụ nữ cần chủ nhận đón nhận, thả lỏng cơ thể, hơi gập đầu gối rồi dạng chân, giúp phần cửa mình giãn rộng, làm cho dương vật đưa vào dễ dàng, và giảm bớt tổn thương màng trinh. Người đàn ông sau khi xuất tinh, không nên vì cảm thấy mệt mỏi mà ngủ luôn. Như vậy, sẽ làm người phụ nữ cảm thấy cô đơn và lạnh lẽo. Do đó, cần phải tiếp tục âu yếm, vuốt ve, trò chuyện để người phụ nữ không có cảm giác trên, rồi mới tiến hành đi ngủ.

2.2.2. Làm gì khi sinh hoạt tình dục lần đầu không thuận lợi?

Lần giao hợp đầu tiên, người đàn ông có thể xuất tinh rất sớm, không được thoả mãn lắm, còn có thể do màng trinh dày và dai, làm dương vật khó đưa vào, hoặc người phụ nữ quá căng thẳng, sợ đau làm cho giao hợp không thành công. Tất cả đều là hiện tượng bình thường.

Tình dục là bản năng của con người, nhưng muốn có được sinh hoạt tình dục vừa ý, cần phải trải qua thực tiễn, hai người không ngừng học tập, tìm hiểu lẫn nhau. Giao hợp là hoạt động phức tạp và nhạy cảm, nó chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: kiến thức, tâm lý, sức khỏe…, lần đầu không thành công cũng là bởi giai đoạn “vở lòng”, không nên vì thế mà lo lắng, căng thẳng.

2.2.3. Nhìn nhận màng trinh một cách có khoa học.

Quan niệm truyền thống lấy việc rách vỡ, chảy máu ở màng trinh đêm tân hôn, làm tiêu chuẩn đo sự trong trắng của người phụ nữ. Vì vấn đề này, mà làm nhiều cuộc hôn nhân rạn nứt.

Thực chất màng trinh là một màng mỏng che phủ trên miệng âm đạo, ở giữa có lỗ, lần đầu giao hợp có thể rách vỡ, hơi đau và có ít máu chảy ra. Nhưng độ dày mỏng, tính dai và hình dạng lỗ ở giữa màng trinh, thì mỗi người một khác, hơn nữa động tác lúc giao hợp lần đầu cũng khác nhau (có người hơi thô bạo, có người có động tác nhẹ nhàng hơn).

Nếu màng trinh dày, độ đàn hồi lớn mà động tác giao hợp lại nhẹ nhàng thì lần đầu tiên chưa chắc đã rách, có người vài tháng sau khi kết hôn vẫn chưa bị rách màng trinh. Nêu màng trinh mỏng, vết rách nhỏ, chỗ rách ít huyết quản thì cũng có thể không chảy máu.

2.2.4. Hòa hợp sinh hoạt tình dục tân hôn.

Hòa hợp sinh hoạt tình dục là hai người cùng nhau đạt đến cao trào tình dục, cùng thỏa mãn về sinh hoạt tình dục an toàn. Tân hôn là quá trình cảm thụ tốt nhất, để hai người học hỏi tìm hiểu sinh hoạt tình dục của nhau. Để có được sự hòa hợp thực sự, cần chú ý những điểm sau:

Hoà hợp tâm lý. Sau khi kết hôn, cần yêu thương chăm sóc lẫn nhau, làm tăng thêm tình cảm. Chỉ có tình yêu bền vững và hoà hợp tâm lý mới là cơ sở của hòa hợp tình dục, do đó tình yêu còn quan trọng hơn tình dục rất nhiều.

Tổn thương màng trinh. Đêm tân hôn nếu màng trinh bị tổn thương nặng cần phải ngừng vài ngày, đợi cho lành hẳn mới tiếp tục giao hợp. Nếu cơ thể mệt mỏi, u uất thì cũng nên tạm ngừng sinh hoạt tình dục.

Số lần giao hợp. Trong thời kì tân hôn, không nên đắm chìm vào hạnh phúc “làm người lớn”. Thông thường, mỗi ngày một lần hoặc ít hơn, nói chung không để cơ thể mệt mỏi rã rời là được.

Tư thế giao hợp. Tốt nhất là nam trên nữ dưới, người nữ nằm ngửa dễ được thỏa mãn hơn, nhưng cũng có thể chọn tư thế nam dưới nữ trên, nằm nghiêng…

Nắm vững nghệ thuật ái ân. Cần thiết phải ôm ấp, vuốt ve trước khi giao hợp, hiểu được khu vực nhạy cảm tình dục của người nữ là môi, âm vật, bầu vú, mép trong đùi; của người nam là cơ quan sinh dục ngoài và những vùng lân cận. Tuy nhiên mỗi người một khác, hai vợ chồng phải tự khám phá, nếu chỉ dựa vào khu vực nhạy cảm này một cách máy móc nhiều khi còn gây khó chịu, chán ghét.

Khi giao hợp cần nắm vững sự khác biệt giữa nam và nữ, cùng nhau thể nghiệm cao trào tình dục. Sau đó, người chồng cần cùng vợ, từ từ bước sang giai đoạn thoái trào, chỉ có như vậy mới dần dần có được hoà hợp tình dục. Điều này rất quan trọng, bởi hoà hợp tình dục là nhân tố không thể thiếu của gia đình hạnh phúc.

2.2.5. Vệ sinh sinh hoạt tình dục tân hôn.

Duy trì vệ sinh sạch sẽ. Mỗi lần trước và sau khi giao hợp đều cần vệ sinh cơ quan sinh dục, người phụ nữ cần chú ý làm sạch nếp gấp giữa âm môi, rửa từ trước ra sau để tránh không cho vi khuẩn quanh hậu môn viêm nhiễm miệng âm đạo, người đàn ông cần lộn bao quy đầu ra rửa sạch cáu bẩn.

Không nên giao hợp trong kỳ kinh. Do vào kỳ kinh nguyệt, cổ tử cung hơi hé mở, màng trong tử cung bị tổn thương xuất huyết, rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập gây nên viêm nhiễm, ảnh hưởng đến sinh sản sau này. Giao hợp vào kỳ kinh có thể làm kinh nguyệt ra nhiều, kỳ kinh kéo dài, bụng dưới đau đớn, huyết kinh còn có thể làm khó chịu ở niệu đạo người đàn ông, gây bẩn quần áo làm mất hứng thú. Cho dù thời gian tân hôn vào đúng kỳ kinh, cũng nên đợi cho hết kinh nguyệt rồi mới tiến hành giao hợp.

Tốt nhất giao hợp vào trước khi đi ngủ. Những hoạt động này giúp cơ thể giải phóng hormone endorphin, giúp cải thiện tâm trạng và giảm lượng hormone gây căng thẳng, từ đó giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc duy trì thói quen thư giãn trước khi đi ngủ, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ một cách đáng kể.

2.2.6. Cấp cứu và dự phòng chuyện phòng the tân hôn.

Chảy máu. Thường do dùng sức quá mạnh khi giao hợp, màng trinh rách sâu đến âm đạo, làm chảy rất nhiều máu. Lúc đó, có thể lấy giấy vệ sinh kháng khuẩn, ép chặt miệng âm đạo. Nắm vững nghệ thuật ân ái sẽ giúp ngăn chừa chảy nhiều máu khi quan hệ.

Hôn mê. Khi giao hợp mà mặt trắng bệch, hôn mê, cần lập tức dừng lại, bỏ gối để thấp đầu, nằm thẳng trong giây lát để lấy lại sự tỉnh táo. Nguyên nhân, là do quá căng thẳng và kích động.

Đứt thể xốp dương vật. Cần lập tức đi bệnh viện để phẫu thuật nối lại. Phương pháp dự phòng là cần có động tác chuẩn bị trước khi giao hợp, đợi người phụ nữ hưng phấn, rồi mới từ từ đưa dương vật vào.

Bao quy đầu thít chặt. Khi giao hợp, bao quy đầu lộn ngược lên, nếu miệng bao quy đầu nhỏ, nó sẽ thít chặt lại và không quay về trạng thái cũ, làm cho quy đầu bị sưng đau, nặng hơn còn làm hoại tử dương vật. Do đó, trước khi kết hôn cần phải làm phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu nếu bao quy đầu bị hẹp.

Dị ứng tinh dịch. Thể chất người phụ nữ quá mẫn cảm, gặp tinh dịch có thể bị dị ứng như nổi mẩn, âm đạo sưng đỏ. Có thể phòng tránh bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.

Thượng mã phong. Khi giao hợp, người đàn ông bị xuất tinh mãi không ngừng, nên bị bất tỉnh mê man ngay trên bụng người phụ nữ, nặng hơn còn nguy hiểm đến tính mạng. Lúc này, không được xô người đàn ông xuống, nên giữ yên vị trí rồi véo mạnh vào mông, hoặc véo vào mặt trong đùi gây ra đau đớn để ức chế sự xuất tinh.

2.2.7. Dự phòng viêm bàng quang trong kỳ trăng mật.

Mới cưới chưa được bao lâu, mà người vợ thấy đi tiểu khó khăn, tiểu buốt, đái dắt, có lúc sau khi đi tiểu còn có ít máu chảy ra, đây chính là triệu chứng viêm bàng quang. Bởi vì niệu đạo của người phụ nữ ngắn và thẳng, khi sinh hoạt tình dục vi khuẩn dễ xâm nhập vào niệu đạo gây viêm bàng quang, nặng hơn còn gây ra viêm thận.

Khi bị viêm bàng quang cần ngừng giao hợp, uống nhiều nước đun sôi để nguội, lượng nước tiểu nhiều có thể rửa sạch bàng quang, ngoài ra cần uống thuốc tiêu viêm. Phương pháp phòng tránh là rửa sạch cửa mình trước khi giao hợp, sau khi giao hợp nên rửa lần nữa, đồng thời đi tiểu cho sạch; không nên sinh hoạt tình dục quá nhiều, vào kì kinh tuyệt đối không được giao hợp.

2.2.8. Dự phòng triệu chứng niệu đạo tổng hợp cho người vợ.

Có những người vợ mới cưới đột nhiên đái dắt, đái buốt, nhưng xét nghiệm nước tiểu lại không thấy tế bào viêm, hiện tượng này gọi là triệu chứng niệu đạo tổng hợp. Đó là do cửa mình bị kích thích, làm miệng niệu đạo nở rộng dẫn đến rối loạn tuyến niệu.

Khi mắc triệu chứng này cần ngừng giao hợp một tuần, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, tắm nước ấm mỗi tối, uống viên thuốc theo chỉ định của bác sĩ, có tác dụng kiềm hoá nước tiểu, giảm bớt kích thích của triệu chứng này.

2.2.9. Dự phòng triệu chứng tuần trăng mật.

Trong tuần trăng mật, có một vài cô dâu cảm thấy lo lắng không yên, dễ cáu gắt hoặc lạnh nhạt, chán ăn, mất ngủ,… nhất là những người phụ nữ có tính cách hướng nội. Nguyên nhân, chính là do môi trường thay đổi, cảm thấy xa lạ, nhất là người mới yêu nhau trong thời gian ngắn đã kết hôn, cũng có thể do không hòa hợp tình dục làm người vợ cảm thấy căng thẳng, sợ hãi.

Phương pháp dự phòng là người chồng và gia đình, cần chủ động quan tâm chăm sóc, giúp nàng dâu loại bỏ áp lực tâm lý. Tốt nhất là tạm dừng giao hợp, học hỏi kiến thức về tình dục, tìm hiểu phương pháp hoà hợp tình dục để dần dần thích ứng.

2.2.10. Dự phòng viêm âm đạo cho người vợ.

Kết hôn được khoảng một tuần, một số người vợ cảm thấy khó chịu ở cơ quan sinh dục, huyết trắng tăng, có mùi. Đây thường là do viêm âm đạo. Bởi vì miệng âm đạo ở trong nếp gấp âm môi, lại rất gần hậu môn nên dễ viêm nhiễm, khi sức đề kháng của cơ thể giảm hoặc trước kỳ kinh, độ toan của âm đạo thiếu làm nhân tố gây bệnh dễ xâm nhập.

Lúc này, nếu người vợ không chú ý vệ sinh cơ quan sinh dục, càng giúp vi khuẩn dễ dàng xâm nhập âm đạo gây viêm. Khi viêm âm đạo cần ngừng giao hợp, kịp thời đi xét nghiệm để chữa trị, không cho chứng viêm kéo dài.

3. Giữ gìn sức khỏe thời kỳ sinh sản.

3.1. Khái niệm kỳ sinh sản.

Kỳ sinh sản là chỉ khoảng thời gian xung quanh (trước và sau) khi sinh. Đối với sản phụ cần phải trải qua ba giai đoạn: mang thai, sinh đẻ và sau khi sinh. Đối với thai nhi thì trải qua quá trình biến hoá phức tạp từ trứng thụ tinh, phân chia tế bào, phát triển đến chín muồi.

3.2. Giữ gìn sức khỏe sinh sản khác với giữ gìn sức khỏe kỳ sinh sản.

Kỳ sinh sản là thời kỳ rất quan trọng, bởi khi mang thai đến tuần thứ 28, sinh lý của người phụ nữ mang thai phải tăng thêm gánh nặng, dễ mắc bệnh bội phát kỳ thai nghén. Điều này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe người phụ nữ, mà còn nguy hại đến thai nhi, có thể gây đẻ non, thai chết lưu, trẻ chết sau khi sinh,…

Do đó, chăm sóc giữ gìn sức khỏe phụ nữ thời kỳ này đặc biệt quan trọng. Nhưng sự phát triển của bào thai, không chỉ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố bên ngoài tác động trong thời kỳ mang thai, mà còn chịu ảnh hưởng của nhân tố di truyền và điều kiện trong dạ con (tử cung). Vì thế, ý nghĩa của giữ gìn sức khỏe sinh sản không chỉ giới hạn trong kỳ sinh sản, mà còn kéo dài đến mang thai kỳ đầu thậm chí trước khi thụ thai.

3.3. Giữ gìn sức khỏe sinh sản cũng khác với giữ gìn sức khỏe thai nghén.

Từ trước tới nay, giữ gìn sức khỏe thai nghén với nội dung chính là bảo vệ sức khỏe người mẹ, đã đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng do thiếu phương pháp chăm sóc tiên tiến, nên chưa hiểu về thai nhi và những vấn đề liên quan (nhau thai, nước ối,…).

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của y học bảo vệ sức khỏe sinh sản ở thập kỷ 70 đến thế kỷ XX, các phương tiện kỹ thuật quan sát đã có thể chẩn đoán được bệnh tật thai nhi. Do đó, mà cũng biết được sự phát triển của thai nhi qua các thời kỳ, sớm phát hiện sự ngộ độc của thai nhi trong tử cung…;

Ngoài ra, còn có thể kiểm tra chức năng nhau thai, tình trạng nước ối, nhờ đó có thể hiểu biết đầy đủ tình trạng thai nhi, đồng thời tiến hành chăm sóc để cải thiện sức khỏe cả mẹ và con.

3.4. Ý nghĩa của việc giữ gìn sức khỏe sinh sản.

Kỳ sinh nở chỉ là một giai đoạn ngắn trong cuộc đời con người, nhưng nó lại là thời điểm vô cùng quan trọng. Giữ gìn sức khỏe sinh sản có tác dụng quan trọng, trong việc nâng cao thể chất con người. Những người mẹ khoẻ mạnh, sẽ sinh ra những đứa con khỏe mạnh, và đó cũng là cống hiến to lớn của người phụ nữ cho sự phát triển của nhân loại.

Tác giả: Nguyễn Thu Hà


Bạn đang xem bài viết:
Giữ gìn sức khỏe thời kỳ kết hôn, tân hôn và sinh sản
Link https://vnlibs.com/suc-khoe/giu-gin-suc-khoe-thoi-ky-ket-hon-tan-hon-va-sinh-san.html

Hashtag: #suckhoe #tinhduc #honnhan #giadinh #tanhon

Mọi người cũng tìm kiếm: Thế nào là hôn nhân; Số sánh hôn nhân thời phong kiến và thời nay; Những quy định của pháp luật về hôn nhân; Không được kết hôn trong những trường hợp nào; Chế độ hôn nhân thời phong kiến Việt Nam; Các điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nước Việt Nam; Hôn nhân là gì GDCD 9; Điều kiện kết hôn là gì? Khi nào đàn ông muốn quan hệ nhất; Cách co bóp tử cung khi quan hệ; Dấu hiệu của phụ nữ thích quan hệ; Cách làm giảm ham muốn ở đàn ông; Tại sao khi quan hệ con gái lại mệt; Quan hệ tình dục là tốt hay xấu; Thực phẩm làm giảm ham muốn ở nam giới; Uống gì de giảm ham muốn ở đàn ông