Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp

Giao tiếp là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ những cuộc trò chuyện thân mật đến các cuộc họp quan trọng trong công việc.

Tuy nhiên, để hiểu rõ và vận dụng hiệu quả giao tiếp, chúng ta cần nắm vững các nguyên tắc và mô hình cấu trúc hành vi giao tiếp. Bài viết “Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp” tại site VNLibs.com sẽ giúp bạn khám phá sâu hơn về vai trò của giao tiếp trong xã hội, cách xác định các nguyên tắc giao tiếp, và cách phân tích các mô hình hành vi giao tiếp.

Qua đó, bạn sẽ thấy được tầm quan trọng của giao tiếp không chỉ trong cuộc sống hàng ngày mà còn trong sự nghiệp tương lai, đồng thời học cách tin tưởng và vận dụng các kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả.

1. Khái niệm giao tiếp là gì?

Giao tiếp là một hiện tượng tâm lý phức tạp bao gồm nhiều mặt, nhiều cấp độ khác nhau. Có nhiều định nghĩa khác nhau về giao tiếp. Mỗi định nghĩa đều được dựa trên một quan điểm riêng và có hạt nhân hợp lý của nó.

Phạm Minh Hạc định nghĩa: “Giao tiếp là hoạt động xác lập và vận hành các quan hệ người – người để hiện thực hóa các quan hệ xã hội”.

Ngô Công Hoàn cho rằng: “Giao tiếp là quá trình tiếp xúc giữa con người với con người nhằm mục đích trao đổi tư tưởng, tình cảm, vốn sống, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp”.

Nguyễn ThạcHoàng Anh cho rằng giao tiếp có bốn dấu hiệu cơ bản sau: Giao tiếp được thể hiện ở sự trao đổi thông tin, sự hiểu biết lẫn nhau, sự rung cảm và ảnh hưởng lẫn nhau.

Giao tiếp là một hiện tượng đặc thù của con người, nghĩa là chỉ riêng con người mới có giao tiếp thật sự khi sử dụng phương tiện ngôn ngữ (nói, viết, hình ảnh, nghệ thuật,…) và được thực hiện chỉ trong xã hội loài người.

Giao tiếp là cách thể hiện mối quan hệ với một hay nhiều người khác, trên cơ sở các quan hệ kinh tế, chính trị của xã hội. Giao tiếp dựa trên cơ sở hiểu biết lẫn nhau giữa con người với con người.

Trên cơ sở các dấu hiệu cơ bản đó, hai tác giả trên đã định nghĩa giao tiếp như sau: “Giao tiếp là hình thức đặc trưng cho mối quan hệ giữa con người với con người qua đó nảy sinh sự tiếp xúc tâm lý, được biểu hiện ở các quá trình thông tin, hiểu biết, rung cảm, ảnh hưởng và tác động qua lại lẫn nhau”.

Giao tiếp thường tham gia vào hoạt động thực tiễn của con người (lao động, học tập, vui chơi tập thể,…) bảo đảm việc định hướng cho sự tác động, tham gia vào quá trình thực hiện và kiểm tra hoạt động của con người. Giao tiếp là nhu cầu của con người muốn tiếp xúc với con người.

Nguyễn Quang Uẩn định nghĩa “Giao tiếp là sự tiếp xúc tâm lý giữa người và người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về thông tin, về cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau. Hay nói khác đi, giao tiếp xác lập và vận hành các quan hệ người – người, hiện thực hoá các quan hệ xã hội giữa chủ thế này với chủ thể khác”.

A.A. Leonchiev đưa ra định nghĩa: Giao tiếp là một hệ thống những quá trình có mục đích và động cơ bảo đảm sự tương tác giữa người này với người khác trong hoạt động tập thể, thực hiện các quan hệ xã hội và nhân cách, các quan hệ tâm lý và sử dụng phương tiện đặc thù, mà trước hết là ngôn ngữ.

Giao tiếp được biểu hiện như là hình thức đặc biệt của hoạt động con người, giao tiếp và hoạt động là hai mặt của sự tồn tại con người. Hoạt động diễn ra trên nền của giao tiếp và giao tiếp thực hiện một hoạt động nhất định.

Giao tiếp biểu hiện các mặt sau đây: Biểu hiện mối quan hệ giữa người và người; Sự tiếp xúc về mặt tâm lý; Có sự trao đổi thông tin, tình cảm và tác động, điều chỉnh lẫn nhau.

Pargan định nghĩa: “Giao tiếp là một quá trình quan hệ tác động giữa các cá thể, là quá trình thông tin quan hệ giữa con người với con người, là quá trình hiểu biết lẫn nhau, ảnh hưởng lẫn nhau và trao đổi cảm xúc lẫn nhau”.

A.Ph. Lomov trong cuốn: “Những vấn đề giao tiếp trong tâm lý học” coi giao tiếp là phạm trù cơ bản của tâm lý học hiện đại và định nghĩa: “Giao tiếp là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người, với tư cách là chủ thể”.

– Dưới góc độ ngôn ngữ học, Diệp Quang Ban, Đinh Trọng Lạc (1991) cho rằng: “Giao tiếp là sự tiếp xúc với nhau giữa cá thể này với cá thể khác trong một cộng đồng xã hội. Loài động vật không làm thành những xã hội vì chúng không có giao tiếp với nhau, như loài ong, loài kiến”. Như vậy, cộng đồng không có giao tiếp chỉ là một quần thể, không có tính chất xã hội.

Theo Nguyễn Ngọc Lâm thì định nghĩa: Giao tiếp là quá trình nói, nghe và trả lời để chúng ta có thể hiểu và phản ứng với nhau. Mục đích chính yếu của giao tiếp của con người là nhằm thoả mãn các nhu cầu cơ bản của mình. Sự khéo léo trong giao tiếp là làm sao thể hiện suy nghĩ và tình cảm của mình để người khác có thể hiểu được. Giao tiếp trải qua nhiều mức độ, từ thấp đến cao, từ sự e dè bề ngoài đến việc bộc lộ những tình cảm sâu kín bên trong:

+ Mức độ đầu tiên: Xã giao (còn dè dặt trong trao đổi, dừng lại ở mức chào hỏi ngắn gọn, nói về những vấn đề vô thưởng, vô phạt).

+ Nói chuyện phiếm: Nói về người khác, không có mặt, tránh nói về bản thân và người đối diện.

+ Trao đổi về các ý tưởng: Lúc này mối quan hệ đã trở nên thân thiết hơn.

+ Trao đổi cảm nghĩ: Bộc lộ tình cảm của mình với người đối diện, nói về những điều mình yêu, mình ghét, chia sẻ với nhau niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống.

+ Trao đổi thân tình: Mức độ cao nhất của giao tiếp. Người ta có thể trao đổi một cách cởi mở những cảm nghĩ và tình cảm, những niềm tin và ý kiến với người khác mà không sợ những điều mình nói ra sẽ bị từ chối hoặc không chấp nhận.

Trong tâm lý học, giao tiếp được coi như một loại hoạt động. Hoạt động này diễn ra trong mối quan hệ người – người nhằm thiết lập sự hiểu biết lẫn nhau và làm thay đổi mối quan hệ lẫn nhau, nhằm tác động đến tri thức, tình cảm và toàn bộ nhân cách, đó là sự tác động trực tiếp người – người diễn ra trong mối quan hệ đó.

Xét dưới góc độ tâm lý học, người ta đều thống nhất với nhau là, quá trình giao tiếp có các đặc trưng sau: Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin. Nhờ sự trao đổi thông tin mà người này hiểu được người nọ muốn gì. Chính sự hiểu biết lẫn nhau làm cho con người xích lại gần nhau, biết thương yêu, giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau.

Giao tiếp là một quá trình tương tác tâm lý, hiểu biết lẫn nhau; Giao tiếp bao giờ cũng xảy ra trong một điều kiện không gian và thời gian nhất định; Giao tiếp được cá nhân cụ thể tiến hành.

2. Vai trò của giao tiếp là gì?

– Giao tiếp là nhu cầu đặc trưng của con người, là điều kiện đảm bảo cuộc sống tâm lý bình thường của mỗi con người.

Nhu cầu giao tiếp là nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người: Khi mới ra đời, trẻ sơ sinh là một thực thể bất lực. Nếu không được giao tiếp với con người, không được nuôi dưỡng, thì đứa trẻ không tồn tại được, càng không thể phát triển được.

Nhu cầu giao tiếp là một trong những nhu cầu xã hội cơ bản xuất hiện sớm nhất ở con người. Sự không thỏa mãn nhu cầu này sẽ gây nên ở con người ở bất kỳ lứa tuổi nào những trải nghiệm tiêu cực, những sự lo âu, chờ đợi một cái gì không hay xảy ra mặc dù không có gì đe dọa họ cả.

Giao tiếp là nhu cầu quan trọng nhất của con người. Con người sẽ mất mát nhiều nếu họ không thể so sánh mình với người khác, không thể trao đổi những ý nghĩ của mình với ai, không thể hướng tới một ai được “Căm thù một ai đó còn tốt hơn sống cô độc, lãnh đạm… dửng dưng”.

Từ khi mới sinh cho đến tuổi già, mối quan hệ giao tiếp giữa người và người vừa là nhu cầu, vừa là điều kiện có ý nghĩa và tác dụng to lớn để biến chúng ta thành người với những giá trị nhân văn (cả về phương diện vật chất lẫn phương diện tinh thần):

Trong cuộc sống ai cũng khao khát được người khác quan tâm chú ý đến bản thân mình. Sự quan tâm chú ý, sự đùm bọc, thương yêu, sự chăm sóc, sự lắng nghe, sự khoan dung vỗ về của mọi người xung quanh… đều rất có ý nghĩa và có giá trị tích cực giúp mỗi chúng ta trở thành con người lành mạnh, làm nảy nở trong tâm hồn chúng ta những giá trị cao quý, những tình cảm lớn,…

Chúng ta khao khát ước mong có được quan hệ bình thường, tốt đẹp với mọi người và qua đó những nhu cầu riêng tư của chúng ta sẽ được đáp ứng thỏa mãn. Sự thành công trong nghề nghiệp, hạnh phúc trong gia đình, tình bạn chung thủy, hạnh phúc riêng tư… tùy thuộc ở các mức độ nhất định trong việc duy trì được các quan hệ lành mạnh, tốt đẹp với mọi người.

Qua tiếp xúc, giao lưu với người khác chúng ta tự khẳng định được mình; Qua sự quan tâm săn sóc lẫn nhau và những niềm hân hoan, sự vui thích, niềm hứng khởi trong cuộc sống chúng ta cảm thấy không khí ấm cúng, cảm thấy mình được hoàn thiện dần, hòa hợp được với mọi người, nhằm cùng nhau đạt tới mục đích của cuộc sống.

Nói cách khác, cuộc sống của chúng ta có ngày càng hoàn thiện hay không, là tùy thuộc nhiều vào tính chất của các mối quan hệ tương giao, mà chúng ta tạo lập nên với những người xung quanh. Nếu chúng ta muốn có hạnh phúc cá nhân đích thực, thì phải tự khẳng định mình trong những mối quan hệ với người khác, và thông qua các mối quan hệ với những người khác, mà góp phần xây dựng hạnh phúc chung của cộng đồng.

Sức khỏe và trạng thái tinh thần của mỗi người cũng phụ thuộc khá nhiều, vào mối quan hệ bình thường và tốt đẹp với mọi người. Khả năng xây dựng và duy trì các mối quan hệ hợp tác và phụ thuộc lẫn nhau với những người khác thường, được xem như sự biểu lộ sơ khởi của sức khỏe tâm lý.

Nhiều chứng cứ và tài liệu về tâm bệnh học cho thấy, một số người vì lý do nào đó, do không xác lập nổi các mối quan hệ giao tiếp bình thường với mọi người, thường sa vào tình trạng khủng hoảng tinh thần, lo âu, trầm cảm, cảm thấy lẻ loi, cô đơn trong cuộc sống,…

Mỗi người cần phải tham gia vào đời sống cộng đồng và thông qua các quan hệ giao tiếp, giao lưu trong đời sống ấy mới có những cơ hội để đáp ứng lẫn nhau, khẳng định nhau, trở thành con người có văn hóa, có sức khỏe, có giá trị và “bình thường”.

– Giao tiếp giúp con người phát triển quan hệ với người khác và phát triển nhân cách.

Toàn bộ quá trình phát triển của con người diễn ra song song với việc các quan hệ xã hội ngày càng được mở rộng. Trong đó, mỗi người chịu sự ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

Mối quan hệ tiếp xúc đầu tiên của trẻ em là những người thân trong gia đình. Chính sự tiếp xúc – giao tiếp này tạo ra quan hệ phụ thuộc, gần gũi, tin tưởng giữa trẻ em đối với người thân… Càng lớn những mối quan hệ giao tiếp của con người với người khác càng được mở rộng: giao tiếp với bạn bè cùng lớp, cùng trường, cùng trang lứa, rồi với đồng nghiệp,…

Khi giao tiếp, tương tác với người khác, con người có dịp quan sát, ghi nhận các phản ứng, các thái độ phản hồi của họ, nhờ đó mà biết cách tự tìm hiểu, nhìn nhận, đánh giá mình một cách sinh động, chân thực, khách quan. Qua giao tiếp con người hưởng thụ, tiếp thu những thành tựu phát triển văn hóa, khoa học, lĩnh hội những giá trị vật chất và phi vật chất (như lương tâm, trách nhiệm, lòng tự trọng…).

Nhờ có quá trình giao tiếp mà con người thu nhận, thể nghiệm được các hiểu biết, các kĩ năng, nhận thức người khác, có thái độ đối với người khác… Đồng thời, thể nghiệm bản thân, từ đó hình dung rõ nét chính mình về các mặt trí tuệ, nhân phẩm về vai trò của bản thân. Điều đó giúp con người tin ở những hệ thống giá trị mà họ noi theo, những nguyên mẫu mà họ đang mong muốn đạt tới, nhất là đối với những người mà họ đang thán phục, kính nể.

C.Mác nói: “Sự phát triển của mỗi cá nhân được quy định bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác, mà nó quan hệ trực tiếp hay gián tiếp”.

– Giao tiếp là điều kiện của mọi hoạt động của con người.

Nét đặc trưng của hoạt động của con người là hoạt động cùng nhau, trong đó con người luôn phải trao đổi thông tin, phối hợp để thống nhất mục đích, thống nhất cách thức đạt được mục đích chung. Giao tiếp giúp con người thu thập thông tin, tác động đến đối tác trong quá trình giải quyết các vấn đề, các nhiệm vụ của cuộc sống cũng như hoạt động nghề nghiệp. Như thế, quá trình hoạt động của con người không thể thiếu giao tiếp.

3. Các chức năng của giao tiếp là gì?

3.1. Xét dưới góc độ tâm lý cá nhân.

– Chức năng định hướng hoạt động. Thực chất của sự định hướng trong giao tiếp là khả năng thăm dò để xác định mức độ nhu cầu, thái độ, tình cảm, ý hướng… của đối tượng giao tiếp, nhờ đó có được những định hướng đúng đắn, kịp thời để thực hiện tốt mục đích đã đề ra. Đồng thời, trong giao tiếp con người thống nhất với nhau về mục đích, cách thức hành động, nhờ đó mà có được những đáp ứng kịp thời phù hợp với mục đích, nhiệm vụ chung.

– Chức năng nhận thức. Chức năng này còn được gọi là chức năng phản ánh. Trong giao tiếp con người tiếp nhận thông tin về đối tượng giao tiếp và về những vấn đề đang trao đổi, nhờ đó có những hiểu biết về đối tượng giao tiếp và về thế giới. Có thể nói, nhờ chức năng này mà giao tiếp có vai trò to lớn đối với cuộc sống, nó giúp con người hiểu nhau, thống nhất với nhau về những vấn đề liên quan, từ đó những bức xúc có thể sẽ được giải tỏa, nhiều mâu thuẫn, nhiều vấn đề của cuộc sống được giải quyết.

– Chức năng đánh giá và điều chỉnh. Trong quá trình giao tiếp con người có thể đánh giá hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ… của người khác, đồng thời chính hành vi, trí tuệ, tình cảm, thái độ… của bản thân cũng được đánh giá bởi người khác và bởi chính bản thân. Điều đó, giúp con người điều chỉnh hành vi giao tiếp, thái độ cho phù hợp với hoàn cảnh, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống và nhu cầu phát triển bản thân.

3.2. Xét dưới góc độ hoạt động nhóm xã hội (tâm lý xã hội).

– Chức năng liên kết. Trong giao tiếp con người trao đổi với nhau về thông tin, tình cảm nhờ đó có thể liên kết, hợp tác, thống nhất với nhau về công việc cũng như về nhiều vấn đề xã hội. Sự liên kết thống nhất này không chỉ là cơ sở, điều kiện để cùng hoàn thành những công việc chung một cách có hiệu quả mà còn là cơ sở để hình thành dư luận xã hội, quan điểm xã hội và các mối quan hệ xã hội đa dạng khác nhau.

– Chức năng hòa nhập. Giao tiếp có chức năng rất quan trọng đối với việc một cá nhân hòa nhập, tham gia vào một nhóm xã hội. Qua giao tiếp con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với nhóm và các thành viên; ý thức được quyền lợi mà mình có được, chia sẻ khó khăn, thuận lợi, chia sẻ thông tin, tình cảm, được các thành viên khác nhìn nhận,… Nhờ đó, mà trở thành thành viên của nhóm.

3.3. Xét dưới góc độ văn hóa đời sống.

– Chức năng nhận thức. Nhờ có giao tiếp mà nhiều chuẩn mực văn hóa, đời sống được con người nhận thức, lĩnh hội, kế tục từ thế hệ này sang thế hệ khác, giao thoa, thâm nhập từ cộng đồng này sang cộng đồng khác. Giao tiếp cũng giúp con người có được thông tin, nhận thức về nhiều vấn đề văn hóa xã hội và đời sống.

– Chức năng cảm xúc. Giao tiếp có thể tạo ra không khí thoải mái, những cảm xúc tốt đẹp (cũng có thể là ức chế và cảm xúc không tích cực) nhờ đó có thể giải tỏa bức xúc và có tác dụng vệ sinh tinh thần. Nhờ chức năng này mà giao tiếp làm cho con người có thể chia sẻ với nhau tình cảm và gần gũi nhau hơn.

– Chức năng duy trì sự liên tục. Xen giữa những giao tiếp mang tính chất công việc là những lời thăm hỏi, những câu chuyện “ngoài lề”… để xóa đi sự im lặng nặng nề và là cầu nối để duy trì công việc một cách có hiệu quả.

– Chức năng xúc cảm thẩm mỹ. Giao tiếp có thể tạo ra sự thi vị, kích thích trí tưởng tượng phong phú và những cảm xúc thẩm mĩ trong giao tiếp.

4. Các nguyên tắc giao tiếp là gì?

Nguyên tắc giao tiếp được hiểu là hệ thống những quan điểm nhận thức, chỉ đạo, định hướng hệ thống thái độ, hành vi ứng xử của người giao tiếp. Định nghĩa trên về nguyên tắc giao tiếp cho chúng ta thấy, tùy thuộc vào quan điểm nhận thức mà mỗi người có những nguyên tắc giao tiếp riêng.

Song… Chúng ta cũng có thể chỉ ra một số nguyên tắc chung của giao tiếp: Quan hệ tốt sinh ra giá trị tốt; Nguyên tắc thấu cảm; Tôn trọng đối tượng giao tiếp; Tin tưởng và tạo lập niềm tin.

Giao tiếp trong các lĩnh vực hoạt động nghề nghiệp khác nhau có những nguyên tắc riêng, được quy định bởi những đặc thù của nghề nghiệp. Sau đây là những nguyên tắc giao tiếp sư phạm:

4.1. Nhân cách mẫu mực trong giao tiếp sư phạm.

Giáo viên hàng ngày giao tiếp với học sinh, mọi hành vi, cử chỉ, cách nói năng của thầy cô dù có chủ định hay không đều trực tiếp tác động vào nhận thức của các em. Học sinh dễ bắt chước cả cái hay, cả dở về hành vi, cử chỉ, cách nói năng của thầy. Hành vi, cử chỉ, cách nói năng của thầy được xem là một tấm gương để các em noi theo và bắt chước.

Nhà trường là trung tâm văn hóa của địa phương, thầy cô giáo là điểm sáng văn hóa của nhà trường. Do vậy, nhân cách của giáo viên phải là nhân cách mẫu mực cho các em noi theo, bắt chước và học tập.

Nhân cách mẫu mực thường xuyên được rèn luyện mới có được. Nhân cách mẫu mực của giáo viên tạo ra uy tín, đảm bảo thành công trong giao tiếp sư phạm. Những biểu hiện của nhân cách mẫu mực như sau:

– Sự mẫu mực về trang phục, hành vi cử chỉ, hành vi ngôn ngữ nói. Tất cả những biểu hiện này phải thống nhất. Không thể nói một đường làm một nẻo. Nói năng mạch lạc, rõ ràng, khúc chiết, cử chỉ đĩnh đạc, đàng hoàng, tự tin.

– Thái độ và những biểu hiện của thái độ phù hợp với các phản ứng hành vi (kể cả hành vi ngôn ngữ). Ví dụ, trách phạt học sinh thì phải có giọng nói dứt khoát, ánh mắt phải nghiêm nghị, cử chỉ rõ ràng. Ngược lại nếu khen ngợi thì lời nói, hành vi phải nhẹ nhàng hoặc sôi nổi, ánh mắt vui tươi, nét mặt rạng rỡ.

– Khi sử dụng hành vi ngôn ngữ, cách dùng từ, chọn từ với phong cách ngôn ngữ phù hợp với tình huống, nội dung và đối tượng giao tiếp. Trong những trường hợp khó xử, cần phải khoan dung.

4.2. Tôn trọng nhân cách trong giao tiếp.

– Tôn trọng nhân cách học sinh trong giao tiếp được hiểu là, trong giao tiếp với các em, coi họ là người với đầy đủ quyền được vui chơi, học tập, lao động, nhận thức, với những đặc trưng tâm lý riêng, bình đẳng với mọi người trong các quan hệ xã hội. Học sinh đang hình thành và phát triển nhân cách, các em là chủ thể hoạt động tích cực, có đặc điểm nhận thức, thái độ và kiểu hành vi ứng xử riêng (chịu ảnh hưởng giáo dục của gia đình) giáo viên không nên áp đặt, ép buộc thái quá, các em không phải theo ý thầy cô một cách máy móc duy ý chí.

– Tôn trọng nhân cách học sinh được biểu hiện rất phong phú và đa dạng ở các tình huống giao tiếp sư phạm khác nhau.Tôn trọng nhân cách học sinh chính là sự tôn trọng nhân cách, nghề nghiệp của mình. Cổ nhân đã dạy “Muốn nhận của người ta cái gì, thì hãy cho người ta cái đó”.

– Tôn trọng nhân cách học sinh, có thể được quan sát qua các biểu hiện: Biết lắng nghe học sinh nói chuyện, trình bày, diễn đạt ý muốn, nhu cầu, nguyện vọng của mình; không nên ngắt lời các em bằng các cử chỉ, điệu bộ như phẩy tay, xem đồng hồ hoặc ngoảnh mặt đi chỗ khác với vẻ mặt khó chịu. Khi học sinh trình bày, các em thường khó nói, khó diễn đạt, nên giáo viên cần gợi ý nhẹ nhàng nếu thấy cần thiết hoặc biểu hiện thái độ khích lệ, động viên các em nói hết được suy nghĩ, mong muốn của mình.

– Tôn trọng các em còn thể hiện ở trang phục gọn gàng, sạch sẽ, đúng kiểu cách; quần áo lôi thôi, luộm thuộm, không sạch sẽ cũng là biểu hiện thiếu tôn trọng các em. Biết thể hiện các phản ứng biểu cảm của mình một cách chân thành, trung thực khi tiếp xúc với các em, với mục đích khích lệ hoặc uốn nắn (những ý nghĩ tốt hoặc xấu ở các em) một cách rõ ràng.

– Tôn trọng nhân cách các em, thể hiện rõ nét nhất qua hành vi ngôn ngữ. Bất luận trong trường hợp nào cũng không nên dùng những từ, câu xúc phạm đến nhân cách của các em (ngay cả lúc bực tức hoặc các em có sai lầm, khuyết điểm trầm trọng) nhất là trước lớp học, nơi đông người, ví dụ xỉ vả, la mắng học sinh.

– Hành vi, cử chỉ, điệu bộ là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần giữ ở trạng thái cân bằng, có nhịp điệu khoan hoà; cần tránh những cử chỉ, hành vi bột phát khi tiếp xúc với các em, ví dụ: không nên xé bài làm của học sinh trước lớp, khi thấy em nhìn bài, chép bài của bạn.

4.3. Có thiện ý trong giao tiếp.

Nền tảng đạo đức là lòng thiện, tính thiện. Bản chất cái thiện trong giao tiếp sư phạm là dành những điều kiện thuận lợi, dành những tình cảm tốt đẹp cho học sinh, khuyến khích các em học tập tốt, lao động tốt, chăm học chăm làm, đem lại niềm vui cho các em. Giao tiếp sư phạm sinh động và diễn ra hàng ngày trên lớp, trong trường, ngoài trường, do vậy những biểu hiện của tính thiện, lòng thiện của giáo viên cũng phong phú và rất sinh động.

Nhiệm vụ của giáo viên là truyền đạt tri thức cho học sinh làm thế nào để các em hiểu bài. Với thiện ý của mình, thầy cô sưu tầm tài liệu, chuẩn bị giáo án kĩ càng, mỗi lời nói của mình trước các em được chuẩn bị, gọt giũa thật chu đáo… sẽ làm tăng sức hấp dẫn của bài giảng, gây được hứng thú nhận thức cho học sinh.

Thiện ý của giáo viên thể hiện rõ nét nhất trong đánh giá, nhận xét học sinh. Sự công bằng trong cho điểm, nhận xét, đánh giá đúng sẽ khích lệ các em học giỏi vươn lên; em học kém cần cố gắng nhiều hơn. Sự đánh giá quá cao kết quả học tập của học sinh vô tình đã làm cho những học sinh khá, giỏi chủ quan (hoặc tự cao, tự đại), học sinh học kém cứ nghĩ học như thế là được, chính là làm hại các em. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, đối với học sinh vì hoàn cảnh đặc biệt đã có nhiều cố gắng rồi mà chỉ mấp mé đạt yêu cầu, thì phương pháp giao tiếp sư phạm “tạm ứng niềm tin” sẽ đạt hiệu quả tốt.

Ví dụ, thực chất bài kiểm tra của học sinh A chỉ đạt 4,5 điểm, thầy cho 5 điểm, cuối giờ yêu cầu học sinh có ở lại gặp riêng, chỉ cho em thấy chỗ sai về kiến thức, hoặc chỗ nhầm lẫn trong bài làm – mặc dù vậy, thầy tin rằng lần sau em đạt được 5 điểm (nửa điểm, là niềm tin của thầy vào sự phấn đấu của em học sinh A ở lần kiểm tra sau).

Khi các em được giáo viên tin tưởng, giao việc cần cố gắng mới đạt, thì phần lớn các em đạt được, để khỏi phụ niềm tin đó. Thiện ý, còn thể hiện khi giao các công việc của lớp cho học sinh. Tùy hoàn cảnh, tình huống, nhưng thiện ý đặt đúng chỗ thì mới đảm bảo giao tiếp sư phạm thành công, ngược lại sẽ có hại.

Ví dụ, một học sinh hay đến muộn, đưa em đó vào đội tự quản. Được thầy cô tin, em sẽ làm hết mình, trước hết là đi học sớm để theo dõi các bạn, tật đi học muộn của em được khắc phục. (Tất nhiên không thể tùy tiện, học sinh học kém môn Toán lại làm cán sự liên quan đến môn học Toán).

4.4. Đồng cảm trong giao tiếp.

Nguyên tắc này được hiểu là thầy, cô giáo biết đặt địa vị mình vào địa vị của học sinh trong quá trình giao tiếp sư phạm. Nếu như mình ở địa vị các em thì ứng xử như thế nào? Có như vậy mới thực sự sống trong niềm vui, nỗi buồn của các em. Cũng nhờ có sự đồng cảm thầy cô mới có những biện pháp uốn nắn những sai lầm, khuyết điểm của các em.

Đồng cảm tạo ra sự gần gũi, thân mật, tạo ra cảm giác an toàn nơi học sinh. Đồng cảm là cơ sở hình thành mọi hành vi ứng xử nhân hậu, độ lượng, khoan dung (người cha, người mẹ có lúc, có nơi như người “bạn lớn” của các em). Ông cha ta từ lâu đã nói: “Thương người như thể thương thân”, hay “Bầu ơi thương lấy bí cùng; Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”.

Ngược lại với sự đồng cảm, là cách giải quyết cứng nhắc, duy ý chí. Nghỉ học, bỏ tiết học là phê bình, góp ý; bài kém cho điểm kém, không tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, bản thân các em.

Trong giao tiếp sư phạm không ít trường hợp như vậy. Bài thơ “Trong lớp” của tác giả Phí Văn Trân sau đây nói về vấn đề này: “Sao không chịu học bài? Thưa cô nhà dầu hết. Ngồi xuống ngay, điểm một! Lười học! Chỉ ham chơi! Phải thế đâu cô ơi. Làng đang mùa giáp hạt. Sáng chờ xong buổi học. Trưa ra đồng bắt cua. Đâu phải em ham chơi. Đâu vì em lười học. Khi cả nhà đói khát. Em khó làm trò ngoan. Ý nghĩ thành nước mắt: Rơi – Rơi – Ướt – Mặt bàn!”

Để thực hiện hành vi ứng xử với học sinh theo nguyên tắc này, giáo viên phải quan tâm, tìm hiểu, nắm vững hoàn cảnh gia đình các em. Nhiều em có hoàn cảnh đặc biệt, như cha mẹ ly dị, nhà chưa có tiền đóng học, bố hoặc mẹ bệnh tật, tai nạn… những rủi ro trong cuộc sống gia đình và xã hội, ai mà đoán được.

Một chân lý đơn giản là đi học các em muốn mình học giỏi, muốn được thầy cô yêu quý, muốn trở thành con ngoan trò giỏi. Song… lòng mong mỏi chân thành của trẻ thơ, đâu có được đáp ứng bởi những luật khắc nghiệt của cuộc đời. Hãy nhớ lại tuổi thơ học tập của mình để đồng cảm với các em, bù đắp sự thiệt thòi, thiếu hụt của các em. Thực tế bậc cha mẹ nào cũng muốn đáp ứng mọi nhu cầu của con em mình, nhưng vì hoàn cảnh khác nhau, không thể nào đáp ứng được.

Những nguyên tắc giao tiếp sư phạm bao giờ cũng thống nhất, trong quá trình giải quyết các tình huống sư phạm cụ thể, chúng tác động qua lại biện chứng với nhau. Sau đây là một số thủ thuật khéo léo đối xử sư phạm thể hiện tính thống nhất của các nguyên tắc giao tiếp sư phạm:

– Thành thực quan tâm, chú ý đến học sinh từ học tập đến sinh hoạt. Biết mỉm cười chân thật khi tiếp xúc với các em học sinh. Giọng nói thể hiện thái độ thiện cảm, dịu hiền, ôn tồn, ngay cả lúc bực dọc nhất.

– Biết chăm chú nghe, khuyến khích mọi người quan tâm đến học sinh. Biết gợi lên những suy nghĩ, nói ra được những điều học sinh mong muốn, giúp các em vượt lên được những khó khăn của đời thường để học tốt.

– Làm sao để học sinh hiểu được mặt mạnh, mặt hạn chế về trí tuệ, tình cảm, thể chất của mình, có hướng học tập phấn đấu vươn lên. Tạo cảm giác an toàn cho học sinh sau mỗi lần tiếp xúc với thầy cô; tạo niềm vui mới, nghị lực mới sau mỗi lần gặp thầy cô. Cần có những lời khen thành thật khi bắt đầu câu chuyện với học sinh cá biệt…

5. Phong cách giao tiếp là gì?

Theo các nhà tâm lý học Xô viết: A.Klimov, A.Cubanova, M.Rakhamatulyna… thì phong cách là toàn bộ hệ thống các phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối bền vững, ổn định của mỗi cá nhân. Chúng quy định sự khác biệt cá nhân, giúp cá nhân thích ứng với môi trường sống (đặc biệt là môi trường xã hội).

Như vậy phong cách bao gồm ba dấu hiệu cơ bản, đó là:

– Hệ thống những phương pháp, thủ thuật tiếp nhận, phản ứng hành động tương đối ổn định, bền vững của cá nhân, giúp con người hoạt động, ứng xử… tương đối như nhau trong tình huống khác nhau. Ví dụ: Người giáo viên có phong cách giảng bài chậm rãi, ung dung thư thái, thì không chỉ trên lớp mà ngay cả đối với đồng nghiệp, người thân trong gia đình họ cũng nói chậm rãi ung dung như vậy.

– Hệ thống các phương pháp, thủ thuật quy định những đặc điểm khác biệt giữa các cá nhân. Có thể vẫn phong cách giảng bài ung dung, thư thái nhưng thầy A, khác với cô B. Cả hai đều ung dung, thư thái nhưng thầy A cường độ, âm điệu ngôn ngữ mạnh mẽ, dứt khoát, rõ ràng hơn, còn cô B thì hiền dịu, nhẹ nhàng, êm ái.

– Hệ thống các phương tiện có hiệu quả giúp cá nhân thích nghi với những thay đổi của môi trường (nhất là môi trường xã hội). Dấu hiệu này nói lên sự linh hoạt, cơ động, mềm dẻo của các phương pháp, thủ thuật… ứng xử của cá nhân.

Từ phân tích trên ta có thể khái quát phong cách cá nhân có hai phần rõ rệt.

– Phần ổn định quy định sự khác biệt cá nhân. Ví dụ có người khi tri giác thiên về phân tích những chi tiết vụn vặt, các thành phần bộ phận của các sự vật hiện tượng, nhưng cũng có người thiên về tri giác toàn thể, trọn vẹn. Có người nói rất nhanh khi giảng bài và vẫn giữ ngữ điệu này trong giao tiếp với bạn bè. Các thầy cô khi giảng bài, có người ưa đi lại trên bục giảng, nói vung tay nhưng cũng có người chỉ đứng một chỗ thì mới nói được rõ ràng, mạch lạc, hùng hồn.

Ngược lại, có người thích ngồi ghế thì nói năng lưu loát hơn lúc đứng. Ngay cả dáng đi, dáng đứng của thầy cô (có người rất đàng hoàng chững chạc, có người dáng đứng lom khom, đi lại cúi đầu về phía trước…) đều góp phần quan trọng vào phong cách cá nhân. Chẳng thế mà thời phong kiến, các vua, quan triều đình đều phải tập cách đi đứng sao cho hiên ngang, oai vệ, trang phục và sắc phục khi mặc phải tạo dáng đi đứng hợp với vị trí xã hội mà họ chiếm giữ.

Dáng đi, dáng đứng, cử chỉ, điệu bộ góp phần đáng kể tạo thành phong cách của con người. Mặc dù vậy, vai trò xã hội có ý nghĩa lớn lao trong việc tạo ra phong cách. Trước hết nói đến sự phân công lao động xã hội, xã hội càng phát triển, số lượng nghề nghiệp nhiều lên, đòi hỏi những nét đặc trưng tâm lý đối với mỗi nghề phức tạp hơn.

Điều đó đã tạo ra phong cách sống mới. Phong cách của con người trong thời kỳ đổi mới có nhịp điệu nhanh “hối hả”, khẩn trương hơn thời bao cấp. Rõ ràng bản chất xã hội trong phong cách biểu hiện khá rõ nét ở con người trong các quan hệ xã hội, trước hết trong hoạt động nghề nghiệp của họ.

Một khía cạnh xã hội khác quy định phong cách của con người, đó là sự thay đổi các quan hệ xã hội. Thay đổi các quan hệ xã hội, buộc con người phải có phong cách ứng xử phù hợp.

– Phần linh hoạt cơ động của phong cách giúp cá nhân thích ứng với môi trường sống thay đổi. Như trên đã phân tích, phong cách của con người có một số thành phần ổn định, tạo ra cái riêng cho mỗi cá nhân. Tuy nhiên, ổn định không có nghĩa là không thay đổi. Sự thay đổi của môi trường sống là nguyên nhân trực tiếp làm thay đổi phong cách của con người. Trong môi trường sống (bao gồm tự nhiên và xã hội) thì môi trường xã hội quyết định sự linh hoạt, cơ động của phong cách cá nhân.

Sau đây là một số thay đổi phong cách giao tiếp của con người:

– Thay đổi theo lứa tuổi, sự phát triển cơ thể ở các giai đoạn khác nhau của lứa tuổi cùng với các quan hệ xã hội thay đổi làm cho phong cách con người thay đổi theo. Ngay ở một giai đoạn phát triển của một lứa tuổi, phong cách cũng thay đổi theo quan hệ. Ví dụ: phong cách giao tiếp của học sinh tiểu học với thầy cô giáo khác với cha mẹ hay bạn bè.

– Sự thay đổi nghề nghiệp, cách làm ăn sinh sống… làm thay đổi phong cách ứng xử của con người. Tình trạng sức khỏe, đặc biệt những xúc động mạnh của đời sống tinh thần (như mất niềm tin, mất người thân…) đã phản ánh vào sắc thái phong cách của con người.

Nói tóm lại phần linh hoạt, cơ động của phong cách do mỗi cá nhân tự tạo lập, tập nhiễm được trong cuộc sống và hoạt động. Nhờ có đặc điểm này, công tác giáo dục mới phát huy thế mạnh của mình bằng cách xây dựng cho con người những thói quen hành vi ứng xử, từ đi, đứng, nói năng, phản ứng, đến sử dụng điệu bộ lịch sự, có văn hóa trong giao tiếp với con người trong gia đình, nhà trường, nơi cộng đồng, trong các ngày lễ hội…

6. Các loại phong cách giao tiếp là gì?

– Phong cách dân chủ trong giao tiếp. Thực chất phong cách dân chủ trong giao tiếp thể hiện sự tôn trọng những đặc điểm tâm lý cá nhân, vốn kinh nghiệm, trình độ nhận thức, nhu cầu, động cơ, hứng thú và mức độ tích cực nhận thức của đối tượng. Phong cách dân chủ còn thể hiện sự lắng nghe nguyện vọng, ý kiến của đối tượng giao tiếp. Những đề nghị chính đáng của đối tượng được trao đổi, đáp ứng kịp thời hoặc có lời giải thích rõ ràng. Phong cách dân chủ tạo ra ở đối tượng giao tiếp tính tích cực, sáng tạo và tạo ra bầu không khí tâm lý thoải mái trong quá trình giao tiếp.

– Phong cách độc đoán. Những người có phong cách này luôn xuất phát từ nội dung công việc mà ít tính đến những đặc điểm riêng về nhận thức cá tính, nhu cầu, động cơ hứng thú của đối tượng. Phong cách giao tiếp này dễ gây nên những bức xúc hoặc sự sợ sệt ở đối tượng giao tiếp.

– Phong cách tự do. Bản chất của phong cách này là cách ứng xử của chủ thể dễ dàng thay đổi trong những tình huống, hoàn cảnh giao tiếp khác nhau. Phong cách tự do thể hiện sự mềm dẻo, linh hoạt; cũng có những trường hợp biểu hiện như là giao tiếp ngẫu nhiên. Phong cách tự do có một số đặc điểm cơ bản như sau: Một là dễ dàng thay đổi mục đích, nội dung và đối tượng giao tiếp; Hai là ngẫu hứng, ứng xử theo cảm xúc, khó kiểm soát.

7. Một số học thuyết về giao tiếp là gì?

7.1. Học thuyết về giao tiếp của Jurgen Ruesch.

Tiến sĩ Jurgen Ruesch và các cộng sự của ông đã xây dựng học thuyết về giao tiếp ở người dựa trên vai trò của cá nhân trong xã hội, cộng đồng. Về cơ bản, nội dung của học thuyết này chủ yếu nhấn mạnh rằng, những khó khăn trong giao tiếp không tập trung ở những gì con người nói hoặc viết, mà ở những gì mà người ta suy nghĩ trong đầu. Công việc của giao tiếp là ở chỗ, làm thế nào để xóa đi những khoảng cách trong suy nghĩ giữa người này với người khác thông qua việc dùng ngôn ngữ.

Học thuyết về giao tiếp của Jurgen Ruesch chú trọng nhiều đến tầm quan trọng của các yếu tố như hoàn cảnh xã hội, vai trò, vị trí, những nguyên tắc và luật lệ, những thông điệp gợi ý giúp bạn hiểu được các tác động của xã hội và ý định của người khác.

Hoàn cảnh xã hội được thiết lập, khi con người hội nhập vào một mối quan hệ giao tiếp, và hành vi của họ được xây dựng xung quanh một công việc chung. Trong một hoàn cảnh giao tiếp, con người khoác lên bản thân mình một vai trò cá nhân dựa vào phần việc của họ trong công việc chung, vai trò này được các thành viên tham gia công nhận. Trong trường đại học một sinh viên có thể có vai trò của một người đàn anh, đàn chị có uy quyền với một sinh viên khác năm dưới – giữ vai trò lớp đàn em, vâng lời.

Mặt khác địa vị cũng là một vỏ khoác rất giống với vai trò cá nhân, nhưng được phân định một cách chính thức, đi kèm với quyền hạn và nghĩa vụ. Ví dụ, giáo sư có địa vị cao hơn phó giáo sư bởi sự khác nhau về chức vụ. Trong một cộng đồng, người có địa vị cao nhất chưa hẳn là người giữ vai trò quan trọng nhất. Trong khi có những người có vai trò rất lớn đối với người khác, nhưng địa vị của họ có khi lại không cao.

Trong thế giới thương mại những thứ như chức vụ, trang phục và rất nhiều những thứ khác nói lên địa vị của một người, và rất cần để giúp chúng ta nhận ra họ. Nhưng để nhận ra đúng vai trò của một người đòi hỏi chúng ta phải có một cách nhìn tinh vi hơn.

Thông thường, chúng ta nhận thấy rằng một số cá nhân có thể có vai trò lớn hơn chức vụ, địa vị của họ thông qua công việc, thâm niên làm việc, tính cách của họ. Do vậy, một người giao tiếp giỏi là người có khả năng nhận thấy đâu là vai trò, đâu là địa vị của một người. Hơn nữa, người giao tiếp giỏi phải là người có kĩ năng cân nhắc xem thông điệp nào phù hợp với loại tính cách nào của người nhận.

Tất cả các trò chơi đều có luật chơi của nó, có những luật được ghi thành văn bản, có những luật không ghi thành văn bản. Trong môi trường sống và làm việc, con người sẽ dần dần nghiệm ra (hiểu ra) được luật chơi. Nếu bạn muốn tạo một chỗ đứng cho chính mình trong một môi trường nào đó, bạn buộc phải học luật chơi của môi trường này. Nói cách khác, bạn phải nắm vững những nguyên tắc, những luật lệ khi giao tiếp với người khác.

7.2. Hệ thống cấp độ nhu cầu của Maslow.

Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người tăng dần theo 5 cấp độ sau:

– Nhu cầu sinh lý là những nhu cầu căn bản như ăn, uống, ngủ,…

– Nhu cầu an toàn là những nhu cầu muốn được bảo đảm an toàn, được bảo vệ.

– Nhu cầu xã hội là những nhu cầu được thương yêu, được xã hội chấp nhận.

– Nhu cầu tự trọng là nhu cầu được người khác tôn trọng ngưỡng mộ. Nhu cầu này có liên quan tới địa vị, mặc dù địa vị về kinh tế (economic status) thường liên quan tới tài sản đạt đến địa vị xã hội. Sự thỏa mãn các nhu cầu tự trọng thường chỉ đi cùng với hoặc sau khi thỏa mãn các nhu cầu kinh tế (economic status).

– Nhu cầu tự thể hiện bản thân là nhu cầu đạt đến mức cao nhất khả năng của mình về chuyên môn, chính trị, giáo dục,…

Nhu cầu sinh lý là nhu cầu căn bản nhất. Khi nhu cầu này được thỏa mãn, con người mong muốn thỏa mãn các nhu cầu khác cao hơn. Trong quá trình giao tiếp, chúng ta cần có một khả năng nhận diện và khêu gợi ở người khác những nhu cầu cần được thỏa mãn. Khi các nhu cầu được thỏa mãn càng cao, thì năng suất lao động và hiệu suất làm việc của con người cũng tăng lên.

7.3. Các học thuyết của McGregor.

Ở một xã hội phát triển, hầu hết mọi người đều thỏa mãn các nhu cầu cấp thấp và đang tích cực mưu cầu sự thỏa mãn các nhu cầu xã hội cũng như nhu cầu “cái tôi” (ego needs). Mọi người muốn mình là một phần của vạn vật, được mọi người biết đến, muốn có bổn phận và được tôn trọng.

Douglas McGregor đã cố gắng phân biệt cách đánh giá về con người như trước đây và cách nhìn mới – đó là hiệu quả quản lý và năng suất lao động sẽ có thể được nâng lên cùng một lúc, nếu như các cá nhân được thỏa mãn các nhu cầu ở cấp cao hơn.

Cơ sở cho các học thuyết của McGregor về cách quản lý mới là không nên cho rằng con người không thể trở nên hoàn thiện (mature), nếu các kinh nghiệm của họ trong suốt cả cuộc đời hãy còn chưa hoàn thiện (immature). Nếu được tạo cơ hội, gặp môi trường thuận lợi, thích hợp, và được coi là những cá nhân hoàn thiện, thì con người hẳn có thể trở nên hoàn thiện. Ông gọi kiểu quản lý cũ là thuyết X và kiểu quản lý mới là thuyết Y.

– Thuyết X: kiểm soát chặt chẽ; chỉ quan tâm tới công việc, mà quên quan tâm tới cá nhân; thúc đẩy hoạt động chủ yếu từ nguồn động lực bên ngoài.

– Thuyết Y: cân đối giữa việc kiểm soát và tự do của cá nhân; các nhu cầu về nguồn động lực bên ngoài giảm đi do sự hoàn thiện của cá nhân; trước tiên nhà quản lý quan tâm tới cá nhân, sau đó mới quan tâm tới công việc.

Việc nhà quản lý chuyển từ thuyết X sang thuyết Y, thực chất là sự thay thế kiểm soát bên ngoài thành tự kiểm soát. Tất nhiên, nền tảng của thuyết Y là việc thừa nhận rằng con người có thể thay đổi, và những người lãnh đạo họ cũng thay đổi dần sang kiểu quản lý dễ dãi hơn, môi trường làm việc của họ sẽ thúc đẩy họ thay đổi.

Quả thực, thuyết Y đưa ra quan niệm cho rằng nếu bạn đối xử với một người lớn như là một người lớn, cho phép anh ta kiểm soát vận mệnh của chính mình, thì người đó sẽ hành động như mọi người lớn, chứ không như một đứa trẻ.

Chất lượng của đời sống làm việc ở Mỹ là một phần quan trọng nhất trong tất cả các mối quan tâm của các nhà quản lý nhân sự. Các công trình của Maslow và McGregor đã đóng góp rất lớn cho ngành quản lý và cho chân lý “giao đúng việc cho người sẽ tốt hơn giao đúng người cho việc”.

7.4. Học thuyết phân tích giao dịch.

Học thuyết này được phát triển từ tâm thần học và xoáy trọng tâm vào quá trình trao đổi thông tin giữa hai người, phân tích các biểu mẫu hành vi trong các quan hệ giữa từng cá nhân với nhau. Tiên đề cơ sở của học thuyết này là mọi hành vi của con người đều xuất phát từ một trong ba trạng thái bản ngã dưới đây:

– Trạng thái bản ngã phụ mẫu (Parent). Tính phụ mẫu trong mỗi chúng ta chứa đựng những thái độ và hành vi, mà chúng ta học được từ người khác, thường là từ cha mẹ. Đây là những thái độ mang tính chất căn dặn, chỉ bảo, ra lệnh… Nó bị chỉ trích, nhưng có tính tích cực về mặt giáo dục.

– Trạng thái bản ngã thành niên (Adult). Tính người lớn trong mỗi chúng ta sẽ giúp phân tích sự việc một cách có lý trí, khách quan trong quá trình giao tiếp.

– Trạng thái bản ngã trẻ con (Child). Tính trẻ con vẫn còn tồn tại trong suy nghĩ của chúng ta, mặc dù chúng ta đã trưởng thành. Đó là tính bồng bột, sôi nổi, ham vui và ỷ lại.

Khi hai người giao tiếp với nhau, cứ người này đưa ra một tác nhân từ một trong ba trạng thái bản ngã, thì người kia cũng đáp lại một phản hồi từ một trong ba trạng thái bản ngã. Đến chừng nào, phía đưa ra tác nhân nhận lại được một sự phản hồi như mong muốn, và đường đi của tác nhân và phản hồi không chồng chéo lên nhau, thì mối giao tiếp giữa hai người được coi là có hiệu quả.

Ví dụ, hai người đối thoại với nhau. Người B nói:” Không biết tôi đã để chìa khoá xe hơi ở đâu?”. Người A đáp: “Trên bàn trong nhà bếp đấy”. Trong trường hợp này chúng ta thấy cả câu hỏi lẫn câu trả lời đều xuất phát từ trạng thái bản ngã thành niên. Đường đi của tác nhân và phản hồi song song với nhau.

Một mối giao dịch tương xứng đã xảy ra. Ngược lại, nếu người A đáp: “Anh mụ óc rồi hả?” – một sự phản hồi xuất phát từ trạng thái bản ngã phụ mẫu, thì xung đột giữa hai người có thể xảy ra. Khi đường đi của tác nhân và phản hồi trong giao tiếp chồng chéo lên nhau, mối giao tiếp không còn tương xứng và sự hiểu lầm, xung đột sẽ xảy ra.

Trong giao tiếp thương mại điều quan trọng đối với chúng ta là phải nhận thấy hành vi của đối tượng, khi thông điệp của họ được xuất phát từ một trạng thái bản ngã đặc thù. Hẳn chúng ta vẫn còn nhớ, lúc nhỏ chúng ta thường nhận được từ phía cha mẹ những lời răn bảo, khiển trách, dặn dò… như “Đừng sờ tay vào bếp!”, “Hãy đi ngủ đi”, “Hãy đánh răng và rửa tay đi”, “Không được băng qua đường”,…

Tất cả những thông điệp trên đặc thù cho loại thông điệp xuất phát từ trạng thái bản ngã phụ mẫu độc đoán, giáo điều và thường khó chịu. Lúc đó, cha mẹ của chúng ta chỉ quan tâm đến việc chăm sóc, dạy dỗ con cái. Những lời răn bảo, khiển trách, dặn dò… như vậy thường giúp chúng ta giữ gìn sức khoẻ cho tốt, giữ chúng ta khỏi bị tổn hại và giúp chúng ta trưởng thành.

Nhưng khi chúng ta đã trưởng thành, những thông điệp xuất phát từ trạng thái bản ngã phụ mẫu như thế, chỉ khiến chúng ta nảy sinh ý tưởng chống đối lại. Mặc dù chúng ta vẫn biết rằng những hành vi chống đối như vậy chẳng giải quyết được chuyện gì.

Trong kiểu quản lý con người theo trường phái X (học thuyết của McGregor) thông điệp xuất phát từ trạng thái bản ngã phụ mẫu rất thường được các ông chủ sử dụng để giao dịch với những nhân viên dưới quyền. Những người có bản lĩnh sẽ vui vẻ lĩnh hội các khiển trách, răn bảo, mệnh lệnh… của ông chủ, và chờ cho tới khi ông chủ có thể nói chuyện với họ trên cơ sở giữa những người lớn với nhau. Một số người khác có thể phản hồi lại theo trạng thái bản ngã trẻ con: la, khóc, giận dỗi.

Do vậy, nếu trong giao tiếp thương mại chúng ta hiểu và biết được trong những tình huống nào có thể nảy sinh các mâu thuẫn, xung đột, thì điều đó sẽ giúp chúng ta ứng xử một cách hợp lý hơn. Hành vi giao tiếp của chúng ta sẽ trở nên dễ thích ứng với mọi người, mọi tình huống.

Nhưng có lẽ phải nói tới một trong những khái niệm quan trọng nhất của học thuyết phân tích giao dịch – đó là sự vuốt ve (Stroking). Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy rằng trẻ em bị bỏ rơi, không được quan tâm trong một thời gian dài, chúng có thể gặp phải nhiều vấn đề về tâm sinh lý. Trẻ em cần được nâng niu, vỗ về và thương yêu, xét về khía cạnh phân tích giao dịch đó là sự vuốt ve.

Ngay cả người lớn cũng mong muốn được vuốt ve, chỉ khác là phải vuốt ve như thế nào mà thôi. Một câu chào khi gặp nhau cũng là một cách vuốt ve nhau. Một cái vỗ vai thân mật từ phía ông chủ, một cú điện thoại gọi chúc mừng nhau, hoặc chịu khó bỏ chút thời gian để nghe người khác giãi bày tâm sự… đều là những cách vuốt ve khác nhau. Nếu chúng ta quan tâm một chút tới vấn đề này, chúng ta sẽ thấy quan hệ giao tiếp giữa chúng ta với mọi người xung quanh được cải thiện như thế nào.

7.5. Giao tiếp liên nhân cách và cửa sổ Johari.

Cùng với sự đóng góp của Maslow và McGregor, các công trình nghiên cứu của Joseph Luft và Harrington Ingram đã góp phần mở rộng thêm những hiểu biết của chúng ta về nền tảng, cơ sở của hoạt động giao tiếp. Họ đã xây dựng cửa sổ giao tiếp và đưa ra học thuyết về giao tiếp liên nhân cách.

Khi con người thiết lập các mối quan hệ giao tiếp với những người khác, họ hy vọng rằng cuối cùng mọi người sẽ tin tưởng lẫn nhau, và tạo ra sự hiểu biết về nhau. Giao tiếp được hiểu là sự trao đổi thông tin về những quan điểm, ý kiến, cảm xúc và ngay cả những “cái tôi” của chính mình. Trước khi hai người lạ mặt gặp nhau, họ chưa biết gì về nhau.

Sau khi tự giới thiệu – “Xin chào, tôi là John Green”, “Xin chào, tôi là Jane Smith” – Họ biết một ít về nhau (tên và giới tính). Cùng lúc đó họ cũng tạo được một ấn tượng ban đầu về nhau thông qua hình thức, cách ăn mặc và giọng nói. Tại thời điểm này, hai vòng tròn giao nhau một phần, và nó biểu hiện sự hiểu biết về nhau một ít. Khi giao tiếp giữa hai người tiếp tục phát triển, phần giao nhau giữa Green và Smith, vòng tròn sẽ lớn dần lên theo mức độ hiểu biết về nhau giữa họ.

Ví dụ, Green có thể hỏi “Cô uống cà phê chứ?”. Smith có thể trả lời: “Ồ! Tôi không thích cà phê, nhưng thích trà”. Sau cuộc trao đổi trên Green biết thêm rằng, Smith không thích uống cà phê, mà thích trà. Không những thế, Smith cũng biết thêm một ít về chính bản thân mình: “Thì ra mình cũng có một chút gì gây được chú ý của anh chàng Green này đấy chứ”

Sự trao đổi thông tin trong quá trình giao tiếp sẽ giúp con người không chỉ hiểu được người khác, mà còn hiểu được chính bản thân mình. Qua cách minh hoạ bằng cửa sổ giao tiếp Johari (Joseph và Harington) chúng ta sẽ thấy rõ điều này:

– “Khu vực I” hay “Khu vực tự do hoặc mở” tương ứng với những gì chúng ta hiểu biết về chính bản thân mình và người khác cũng biết.

– “Khu vực II” hay “Khu vực mù” tương ứng với những gì người khác biết được ở chúng ta, còn bản thân chúng ta thì không thể biết được. Ví dụ, chúng ta không nhìn thấy được diện mạo thật của mình một cách trực tiếp.

– “Khu vực III” hay “Khu vực bí mật” tương ứng với những gì chỉ có chúng ta mới biết được, còn người khác không thể biết.

– “Khu vực IV” hay “Khu vực không nhận biết được” tương ứng với những gì mà chúng ta lẫn người khác đều không thể biết về chính mình.

Mỗi khu vực đều có thể được mở rộng đến một mức độ nào đó, mà chúng ta không thể biết được chính mình từ những người khác, và đến một mức độ nào đó, mà chúng ta có thể sẵn sàng bộc lộ, cởi mở bản thân mình cho người khác nhận biết. Chỉ bằng cách trao đổi thông tin qua lại với nhau, con người mới có thể biết được chính bản thân mình và về người khác.

Trong quá trình giao tiếp, sự trao đổi như vậy chỉ xảy ra khi con người xây dựng được lòng tin (trust) về nhau. Chúng ta không mấy khó khăn nói cho người khác biết về kết quả học tập của mình, về công việc và những chuyện không mang tính chất riêng tư lắm. Nhưng chúng ta chỉ chia sẻ những suy nghĩ, ước mơ và những tình cảm thầm kín của mình với những người mà chúng ta lựa chọn và tin tưởng họ. Lòng tin là cái mà chúng ta phải xây dựng mới có.

Các mối quan hệ giữa ông chủ với công nhân, giữa bác sĩ với bệnh nhân, giữa luật sư với người nhờ luật sư giúp đỡ cũng cần phải được xây dựng trên cơ sở lòng tin. Trong các mối quan hệ gần gũi hơn – giữa vợ với chồng, giữa anh chị em trong gia đình, giữa bố mẹ với con cái, lòng tin sẽ sâu hơn. Trong quan hệ giữa hai cá nhân với nhau, khi sự tin tưởng, lòng tin về nhau ngày càng phát triển, thì “khu vực tự do hoặc mở” trong quá trình giao tiếp cũng được mở rộng ra.

Có ý kiến cho rằng sử dụng sự tin tưởng và cởi mở sẽ cải thiện các mối quan hệ trong giao tiếp liên nhân cách, và cũng có thể áp dụng cho các mối quan hệ liên nhóm. Việc xây dựng những tổ chức có quy mô lớn phụ thuộc vào xây dựng tốt từng nhóm nhỏ cấu tạo thành. Để xây dựng thành công những mối quan hệ trong các nhóm nhỏ, điều quan trọng là phải xây dựng được sự tin tưởng cao giữa các thành viên trong nhóm với nhau thông qua việc mở rộng các mối quan hệ tình cảm và công việc.

8. Cấu trúc hành vi giao tiếp là gì?

8.1. Mô hình giao tiếp.

Trong quá trình giao tiếp của con người, để có thể nhận dạng được các bộ phận cấu thành của nó là vấn đề không đơn giản. Ngoài ra, chúng ta còn phải hiểu cả mối quan hệ giữa những thành tố đó. Có một cách thông dụng để làm việc đó là xem xét quá trình giao tiếp thông qua một mô hình mà nó có thể minh hoạ được các nhân tố khác nhau có liên quan nhau như thế nào.

Mặc dầu có nhiều cách mô tả hành vi giao tiếp, chúng tôi chọn ba cách để minh hoạ cho quá trình giao tiếp: mô hình tuyến tính, mô hình tác động qua lại và mô hình giao dịch.

8.1.1. Mô hình tuyến tính về giao tiếp.

Công trình lý thuyết ban đầu về giao tiếp bằng ngôn ngữ đã được mở ra từ các nhà tu từ học La Mã và Hy Lạp cổ đại, những người quan tâm đến việc đào tạo các nhà hùng biện một cách đúng đắn.

Vì lý do này, các học thuyết ban đầu về giao tiếp đã nhấn mạnh đến vai trò của diễn giả trước quần chúng, chúng phản ánh cái có thể được gọi là quan điểm một chiều về giao tiếp, cho rằng một người có thể thực hiện những hành động nhất định theo một trình tự nhất định trong khi phát biểu và gợi ra những câu trả lời nhất định theo mong muốn từ phía thính giả.

Điều này có thể được biểu đạt bằng mô hình tuyến tính (một chiều) về giao tiếp. Theo mô tả này thì diễn giả mã hóa một thông điệp và gửi nó tới người nghe thông qua một hay nhiều kênh giác quan. Người nghe, sau đó, tiếp nhận và giải mã thông điệp này.

Ví dụ, sau khi bạn mua một cái máy tính, bạn nghe thông điệp ghi ở trong băng của nhà sản xuất. Đĩa này giải thích cách nhét đĩa điều hành hệ thống và bật máy tính như thế nào. Khi bạn làm theo hướng dẫn đó và máy tính hoạt động thì quá trình giao tiếp đã thành công.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng mặc dù thường là cần thiết, nhưng việc giao tiếp một chiều có những hạn chế nhất định. Để minh hoạ điều này, ta hãy xét một ví dụ khác. Hiếu (người nói) nói rằng “Xin hãy đặt quyển sách lên bàn”. Sau đó anh ta quay lại và ra khỏi phòng. Linh (người nghe) có một giá sách trước mặt, nhưng không đoán chắc được là cuốn sách nào cần phải đặt lên bàn. Trong ví dụ này, Hiếu đang tạo ra một sự thừa nhận khá thông thường.

Rất nhiều người cho rằng nếu họ nói (hoặc viết) cái gì đó thì việc gửi thông điệp này là toàn bộ sự giao tiếp. Nhưng sự ngộ nhận theo một chiều này đã bỏ qua vai trò quan trọng của người nghe trong việc phúc đáp (và do đó tác động) đến người gửi và thông điệp để cung cấp sự phản hồi. Sự phản hồi này có thể cho phép người gửi kiểm tra để biết liệu các mệnh lệnh có được hiểu không, cách giải quyết có được chấp nhận không, thông điệp có rõ ràng không, kênh có được mở không.

Bất cứ khi nào có thể thì những người giao tiếp cũng nên cố gắng giao tiếp với nhau để có thể phát hiện ra sự giao tiếp của họ thực sự có hiệu quả như thế nào. Ví dụ sự phân tích của Hiếu về số hiệu của những cuốn sách sẵn có để chọn có lẽ đã dẫn đến kết luận rằng nó cần phải cụ thể hơn.

Chẳng hạn, cần đưa ra một câu hỏi như “Bạn có biết tôi muốn cuốn sách nào không?”. Hoặc anh ta có thể đợi cho đến khi Linh đặt cuốn sách xuống để thấy rõ liệu cô ấy đã hiểu anh chưa? Nếu cô ấy không hiểu thì sau đó anh ta có thể sửa lỗi của mình bằng cách nêu cụ thể hơn trong cách hướng dẫn của mình.

Khi không thể mở ra mối tương tác để phát hiện như phải có, chẳng hạn đối với người phát tin trên đài phát thanh hoặc vô tuyến, phóng viên báo chí và tác giả các cuốn sách, thì cần phải lưu ý đặc biệt đến việc phân tích trước về thính giả để người giao tiếp/ nguồn có thể cố gắng sử dụng ngôn ngữ thích hợp nhất, cũng như làm rõ các ví dụ, làm sáng tỏ các cấu trúc để tránh “nhiễu” trong giao tiếp.

8.1.2. Mô hình tác động qua lại về giao tiếp.

Mô hình tuyến tính về giao tiếp không tính đến những biến thiên, đổi thay trong quá trình giao tiếp. Dĩ nhiên đây là một mô hình “người nói – người nghe” đơn giản. Vì nguyên nhân này, một số nhà khoa học ban đầu về hành vi, chịu ảnh hưởng của các nghiên cứu trong tâm lý học, đã mở rộng ý niệm về quá trình này thành cái mô tả sự liên hệ qua lại lớn hơn và chứng minh động lực, bản chất đang diễn ra của giao tiếp qua Mô hình tác động qua lại về giao tiếp.

Trong mô hình này thì nguồn mã hóa thông điệp và gửi nó tới người nhận thông qua một hay nhiều kênh giác quan. Người nhận tiếp nhận và giải mã thông điệp này như trong giao tiếp tuyến tính, nhưng sau đó có sự khác biệt lớn:

Người nhận mã hoá phản hồi (một phản ứng hay các phản ứng) và gửi phản hồi này tới nguồn, vậy là quá trình trở thành hai chiều. Rồi sau đó, nguồn sẽ giải mã thông điệp phản hồi căn cứ theo thông điệp gốc đã được gửi và phản hồi đã được nhận, sau đó nguồn mã hóa một thông điệp mới thích ứng với phản hồi nhận được (sự thích ứng).

Ví dụ Hiếu nói với Linh: “Xin hãy đưa cho tôi cuốn sách”. Linh nhìn vào chồng sách ở trước mặt cô ta và nói: “Quyển nào?” (phản hồi). Hiếu trả lời: “Quyển đỏ trên đỉnh chồng sách” (sự thích ứng).

Quan điểm này về giao tiếp đã tính đến những ảnh hưởng của nhiều phúc đáp của người nhận. Quan điểm này cho rằng một quá trình, trong chừng mực nào đó, là vòng quanh: gửi và nhận, gửi và nhận và cứ thế tiếp tục,…

8.1.3. Mô hình giao dịch về giao tiếp.

Một số nhà chuyên môn cho rằng giao tiếp không thể đơn giản quy rút lại thành một quá trình “kích thích và phản ứng” như là mô hình tuyến tính và tác động qua lại đưa ra. Quan điểm này ủng hộ ý kiến cho rằng giao tiếp là một sự giao dịch mà trong đó nguồn và người nhận đóng vai trò có thể hoán đổi được cho nhau trong suốt hoạt động giao tiếp.

Như vậy là không dễ dàng xây dựng nên một mô hình thật sự rõ ràng, dứt khoát của quá trình. Trong mô tả này, tiêu biểu cho những gì mà chúng ta biết cho đến giờ về giao tiếp là những thay đổi được phát hiện đồng thời trong cả hai người giao tiếp.

Người giao tiếp A mã hoá một thông điệp và gửi nó đi. Người giao tiếp B, sau đó, mã hoá phản hồi gửi lại người giao tiếp A, người giải mã nó. Nhưng những bước này không phải là độc chiếm lẫn nhau vì việc mã hoá và giải mã có thể xảy ra đồng thời. Là những người nói, chúng ta có thể nhận một thông điệp phản hồi phi ngôn ngữ từ người nghe của chúng ta.

Sự mã hoá và giải mã này có thể xảy ra liên tiếp trong quá trình giao tiếp. Bởi vì chúng ta có thể gửi và nhận các thông điệp cùng một lúc, nên mô hình này là đa hướng. Hãy chú ý rằng, một người không được gắn nhãn như là nguồn của người kia, người kia như là người nhận, thay vào đó cả hai người giao tiếp khoác lấy vai trò của người gửi và người nhận trong sự giao dịch (chuyển đổi vai trò). Như vậy mô hình này gần như đại diện cho việc giao tiếp đồng thời.

8.2. Các thành tố của hành vi giao tiếp.

Với quan niệm giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin, ý tưởng và các cảm xúc, những người theo lý thuyết thông tin cho rằng quá trình giao tiếp bao gồm các yếu tố: Dữ liệu nhập, nguồn thông tin (người gửi), bản thông điệp, các kênh, người nhận. Dữ liệu nhập là toàn bộ những thông tin được nhập vào bộ nhớ của não dùng để giao tiếp. Người giao tiếp, người gửi và người nhận (sender và receiver).

Con người tiến hành giao tiếp bởi vì họ có thông tin và cảm xúc muốn trao đổi với nhau. Quá trình trao đổi thông tin là quá trình hai chiều, trong đó một người gửi thông tin còn người kia nhận và sau đó “người nhận” đưa ra thông tin phản hồi ngược lại cho người gửi. Trong phần lớn các tình huống giao tiếp con người vừa là “người gửi” vừa là “người nhận”.

Quá trình giao tiếp bắt đầu khi người giao tiếp – người gửi bị kích thích một cách có ý thức hay không có ý thức bởi một sự việc, một khách thể hay một ý tưởng nào đó. Nhu cầu gửi thông điệp đi xuất hiện sau khi đã dùng trí nhớ để tìm ra hình thức thích hợp để mã hóa thông điệp.

Các nhân tố như sự tri giác, các kỳ vọng, thái độ và trạng thái cơ thể đều có ảnh hưởng đến việc gửi thông điệp. Việc chọn “ngôn ngữ” thích hợp để đại diện cho khách thể và ý tưởng mà chúng ta đang giao tiếp là rất quan trọng đối với việc chuyển thông điệp một cách có hiệu quả đến người nhận.

Người giao tiếp – người nhận (receiver), trên cơ sở tiếp nhận các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, xử lý chúng thông qua trí nhớ, để các tín hiệu được phiên dịch, và trở thành có ý nghĩa đối với người nhận. Thông điệp được giải mã này, sẽ không giống hệt với thông điệp đã được người giao tiếp – người gửi mã hóa.

Bảng 1: Mô hình giao tiếp
Người giao tiếp – người gửi (sender) Người giao tiếp – người nhận (receiver)
– Các kỹ xảo giao tiếp, trạng thái cơ thể, kinh nghiệm, thái độ, trí nhớ, các kỳ vọng.
– Những cảm nhận do ý tưởng hay như câu giao tiếp gây nên.
– Lựa chọn cách truyền thông điệp bằng kí hiệu.
– Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm để tìm ra kí hiệu nhằm truyền thông điệp (mã hóa).
– Các kỹ xảo giao tiếp, trạng thái cơ thể, kinh nghiệm, thái độ, trí nhớ, các kỳ vọng.
– Những cảm nhận do kích thích hay như câu giao tiếp gây nên.
– Tiếp nhận kí hiệu (mã) dưới dạng méo mó.
– Sử dụng trí nhớ và kinh nghiệm để gán nghĩa cho kí hiệu (giải mã).
– Lưu giữ thông tin và sau đó là gửi phản hồi đi.

– Kênh: Khi giao tiếp, thông điệp đã mã hóa được chuyển qua một kênh hay nhiều kênh. Nếu cuộc giao tiếp diễn ra trực tiếp, mặt đối mặt thì các kênh có thể là một vài hay cả năm giác quan. Điển hình là chúng ta dựa vào hình ảnh thị giác và âm thanh làm các kênh khi nói và lắng nghe, tuy nhiên thay vì sự giao tiếp mặt đối mặt chúng ta có thể lựa chọn để dùng một kênh điện tử như điện thoại hay vô tuyến truyền hình (thính giác, thị giác), trong một số trường hợp, chúng ta có thể lựa chọn cách gửi một thông điệp đến một ai đó bằng phương tiện tiếp xúc thân xác, chẳng hạn như vỗ vai người khác…

Người giao tiếp – người gửi nên luyện tập để có kỹ năng lựa chọn kênh giao tiếp, mỗi kênh giao tiếp đòi hỏi những phương pháp phát triển ý tưởng khác nhau và sẽ tác động khác nhau đến đối tượng giao tiếp. Chẳng hạn, việc chọn các kênh điện tử đã làm thay đổi bản chất của sự giao tiếp chính trị. Các ứng cử viên tổng thống ở các nước đã từng phải đi kinh lý khắp đất nước để đọc bài diễn văn trong các chiến dịch vận động tranh cử, nhưng ngày nay, thông qua việc sử dụng vô tuyến truyền hình, họ có thể đến với một số lượng dân chúng rộng lớn hơn mà không cần phải đi đâu cả. Vậy kênh điện tử đã thay thế cho kênh “mặt đối mặt”.

– Người giao tiếp – người nhận và thông điệp. Không tính đến kênh được dùng, thông điệp cần phải được giải mã trước khi giao tiếp (có thể) được hoàn thành. Người giao tiếp – người nhận, trên cơ sở tiếp nhận các tín hiệu ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, xử lý chúng thông qua trí nhớ để các tín hiệu được phiên dịch sang hệ thống tiếng nói của người nhận. Thông điệp đã được giải mã này sẽ không giống hệt với thông điệp đã được người giao tiếp – người mã hóa, vì hệ thống kí hiệu của mỗi người được tạo nên một tập hợp duy nhất các cảm nhận.

– Phản hồi. Ngay sau khi hiểu được nội dung thông điệp đã nhận được, “người giao tiếp – người nhận” đã có thể trả lời. Sự trả lời này được gọi là phản hồi, có thể là một phản ứng ngôn ngữ hoặc phi ngôn ngữ (hoặc cả hai) đối với thông điệp. Cần quan sát sự phản hồi một cách cẩn thận, bởi vì nó sẽ chỉ cho ta thấy “người giao tiếp – người nhận” hiểu (gật đầu) hay không hiểu (nhún vai và nói tôi không hiểu), khuyến khích “người giao tiếp – nguồn” tiếp tục, hoặc không tán thành (ví dụ đẩy lùi và nói” không thể được”). Hành động trả lời, mà qua đó “người giao tiếp – người nhận” nhận phản hồi đến “người giao tiếp – nguồn”, thực sự làm thay đổi vai trò của người nhận sang vai trò người gửi (nguồn).

– Môi trường. Giao tiếp không thể xảy ra trong chân không, nó luôn luôn tồn tại trong một ngữ cảnh nào đó, một môi trường nào đó. Nơi mà chúng ta hiện diện và người cùng hiện diện với chúng ta đều có ảnh hưởng đến sự giao tiếp của chúng ta. Những nhân tố như kích thích của căn buồng, màu sắc của tường, sự trang trí, kiểu và cách sắp xếp các đồ gỗ, kiểu chiếu sáng và căn buồng có đông đúc hay không… đều có thể ảnh hưởng đến việc chúng ta cảm xúc ra sao, đến cách giao tiếp, kiểu giao tiếp mà chúng ta tham gia vào. Chẳng hạn như xếp đặt một lượng lớn người trong một khu vực làm việc nhỏ hẹp có thể dẫn đến sự giao tiếp căng thẳng thiếu tự nhiên. Chúng ta cũng có thể phản ứng đối với các nhân tố như nhiệt độ, mùi vị, âm thanh.

8.3. Các quan hệ trong hành vi giao tiếp.

Quan hệ là vị thế, địa vị của nhân cách với tất cả những gì ở xung quanh nó, kể cả với chính bản thân mình. Bằng cách này hay cách khác, con người đều có quan hệ, thái độ đối với các sự vật, sự kiện của đời sống xã hội, với những người khác.

Họ thích một cái gì đó, không thích một cái gì đó, một sự kiện này làm cho họ xao xuyến, một sự kiện khác lại bị họ thờ ơ, tình cảm, hứng thú, chú ý – đó là những quá trình tâm lý biểu hiện quan hệ của con người, (khi quan hệ được chủ thể ý thức thì trở thành thái độ của chủ thể) và biểu thị địa vị của nó.

Trong quá trình giao tiếp tồn tại các mối quan hệ qua lại giữa những người giao tiếp. Quan hệ qua lại là địa vị tương hỗ của một nhân cách này với nhân cách khác, với cộng đồng. Nếu trong quan hệ không bắt buộc phải có “liên hệ ngược” phản hồi đối với con người thì trong quan hệ qua lại trong giao tiếp luôn luôn có mối liên hệ ngược.

Quan hệ qua lại ở hai bên giao tiếp không phải lúc nào cũng có cùng một mô thức (cùng một sắc thái). A có thể có quan hệ (thái độ) tốt đối với B, nhưng B có thể không phải như vậy đối với A.

Giao tiếp là sự liên hệ của con người với nhau có thể nhìn thấy được, quan sát được từ bên ngoài. Còn quan hệ và quan hệ qua lại là những mặt của giao tiếp. Chúng có thể hiển nhiên, công khai, nhưng cũng có thể ẩn dấu, ngấm ngầm, không được thể hiện ra. Quan hệ qua lại được hiện thực hóa trong giao tiếp và thông qua giao tiếp. Đồng thời, quan hệ qua lại để lại dấu ấn trên giao tiếp, tạo nên nội dung độc đáo của giao tiếp.

Tài liệu tham khảo

[1] Berger, C. R., & Calabrese, R. J. (1975). Some explorations in initial interaction and beyond: Toward a developmental theory of interpersonal communication. Human Communication Research, USA.

[2] Burgoon, J. K., Guerrero, L. K., & Floyd, K. (2016). Nonverbal communication. Routledge, UK.

[3] Hall, E. T. (1966). The hidden dimension. Doubleday, USA.

[4] Hargie, O. (2011). Skilled interpersonal communication: Research, theory, and practice. Routledge, UK.

[5] Knapp, M. L., & Daly, J. A. (2011). The SAGE handbook of interpersonal communication. SAGE Publications, USA.

[6] Littlejohn, S. W., & Foss, K. A. (2010). Theories of human communication. Waveland Press, USA.

[7] McQuail, D. (2010). McQuail’s mass communication theory. SAGE Publications, UK.

[8] Mehrabian, A. (1971). Silent messages. Wadsworth, USA.

[9] Miller, K. (2005). Communication theories: Perspectives, processes, and contexts. McGraw-Hill, USA.

[10] Rogers, E. M. (2003). Diffusion of innovations. Free Press, USA.

[11] Schramm, W. (1954). How communication works. University of Illinois Press, USA.

[12] Shannon, C. E., & Weaver, W. (1949). The mathematical theory of communication. University of Illinois Press, USA.

[13] Tannen, D. (1990). You just don’t understand: Women and men in conversation. Ballantine Books, USA.

[14] Thompson, N. (2011). Effective communication: A guide for the people professions. Palgrave Macmillan, UK.

[15] Ting-Toomey, S. (1999). Communicating across cultures. Guilford Press, USA.

[16] Watzlawick, P., Beavin, J. H., & Jackson, D. D. (1967). Pragmatics of human communication: A study of interactional patterns, pathologies, and paradoxes. W. W. Norton & Company, USA.

[17] Wood, J. T. (2015). Interpersonal communication: Everyday encounters. Cengage Learning, USA.

[18] Yum, J. O. (1988). The impact of Confucianism on interpersonal relationships and communication patterns in East Asia. Communication Monographs, South Korea.

[19] Zhou, X., & Moy, P. (2007). Parsing framing processes: The interplay between online public opinion and media coverage. Journal of Communication, China.

[20] Zhu, Y. (2014). Exploring intercultural communication: Language in action. Routledge, UK.

[21] Argyle, M. (1988). Bodily communication. Methuen, UK.

[22] Baxter, L. A., & Montgomery, B. M. (1996). Relating: Dialogues and dialectics. Guilford Press, USA.

[23] Berlo, D. K. (1960). The process of communication. Holt, Rinehart, and Winston, USA.

[24] Brown, P., & Levinson, S. C. (1987). Politeness: Some universals in language usage. Cambridge University Press, UK.

[25] Carey, J. W. (1989). Communication as culture: Essays on media and society. Routledge, USA.

[26] Craig, R. T., & Muller, H. L. (2007). Theorizing communication: Readings across traditions. SAGE Publications, USA.

[27] Duck, S. (1994). Meaningful relationships: Talking, sense, and relating. SAGE Publications, USA.

[28] Fiske, J. (1990). Introduction to communication studies. Routledge, UK.

[29] Goffman, E. (1959). The presentation of self in everyday life. Anchor Books, USA.

[30] Gudykunst, W. B., & Kim, Y. Y. (2003). Communicating with strangers: An approach to intercultural communication. McGraw-Hill, USA.

[31] Hofstede, G. (2001). Culture’s consequences: Comparing values, behaviors, institutions, and organizations across nations. SAGE Publications, USA.

[32] Katz, E., & Lazarsfeld, P. F. (1955). Personal influence: The part played by people in the flow of mass communications. Free Press, USA.

[33] Lasswell, H. D. (1948). The structure and function of communication in society. In L. Bryson (Ed.), The communication of ideas. Harper, USA.

[34] Luhmann, N. (1995). Social systems. Stanford University Press, USA.

[35] McLuhan, M. (1964). Understanding media: The extensions of man. McGraw-Hill, USA.

[36] Ruesch, J., & Bateson, G. (1951). Communication: The social matrix of psychiatry. W. W. Norton & Company, USA.

[37] Searle, J. R. (1969). Speech acts: An essay in the philosophy of language. Cambridge University Press, UK.

[38] Smith, M. J. (1988). Contemporary communication research methods. Wadsworth, USA.

[39] Tajfel, H. (1981). Human groups and social categories: Studies in social psychology. Cambridge University Press, UK.

[40] West, R., & Turner, L. H. (2018). Introducing communication theory: Analysis and application. McGraw-Hill, USA.

Tác giả: Nguyễn Bá Minh


Bạn đang xem bài viết:
Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp
Link https://vnlibs.com/giao-tiep/khoa-hoc-giao-tiep-va-hanh-vi-giao-tiep.html

Hashtag: #khoahocgiaotiep #hanhvigiaotiep #khoahoc #hanhvi #giaotiep #vnlibs

Mọi người cũng tìm kiếm: “Khoa học giao tiếp và hành vi giao tiếp”; “Vai trò của giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày”; “Nguyên tắc giao tiếp hiệu quả trong công việc”; “Phân tích mô hình cấu trúc hành vi giao tiếp”; “Cách vận dụng nguyên tắc giao tiếp vào cuộc sống”; “Tầm quan trọng của giao tiếp trong sự nghiệp tương lai”; “Làm sao để cải thiện kỹ năng giao tiếp cá nhân”; “Ứng dụng khoa học giao tiếp trong môi trường làm việc”; “Phương pháp xác định vai trò của giao tiếp”; “Cách tin tưởng vào vai trò của giao tiếp trong công việc”; “Lợi ích của giao tiếp hiệu quả đối với sự nghiệp”; “Nhập môn khoa học giao tiếp Nguyễn Bá Minh PDF”; “Khóa học giao tiếp cho người IT nói”; “Giáo trình Nhập môn khoa học giao tiếp”; “Trắc nghiệm Nhập môn khoa học giao tiếp”; “Nhập môn khoa học giao tiếp nguyễn sinh huy”; “Khóa học kỹ năng giao tiếp TPHCM”; “Khóa học giao tiếp UEL”; “Khóa học giao tiếp cho người ít nói tại Hà Nội”; “Hành vi giao tiếp la gì”; “Cơ sở tâm lý xã hội của hành vi giao tiếp”; “Chỉ ra hành vi giao tiếp, ứng xử có văn hóa khi tham gia các hoạt động trong cộng đồng”; “Các loại hình giao tiếp”; “3 nguyên tắc trong giao tiếp”; “Mô hình giao tiếp”; “Quá trình giao tiếp”; “Khái niệm giao tiếp”; “Hành vi giao tiếp chưa hiệu quả”; “Hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa”; “Hành vi giao tiếp có văn hóa như thế nào”; “Hành vi giao tiếp có văn hóa là gì”; “Hành vi giao tiếp nghiên cứu”; “Hành vi giao tiếp văn hóa là gì”; “những hành vi giao tiếp ứng xử thiếu văn hóa”; “hành vi giao tiếp ví dụ”; “cách hành vi giao tiếp như thế nào”; “khóa học giao tiếp tiếng Anh”; “khóa học giao tiếp cho người ít nói”; “khóa học giao tiếp tự tin”; “khóa học giao tiếp tiếng Anh cho người đi làm”; “khóa học giao tiếp nhà văn hóa thanh niên”; “khóa học giao tiếp tiếng trung”; “khóa học giao tiếp tiếng nhật”