Bài viết “Kiến thức về Sinh con Khỏe, Đẻ con Ngoan” trên website VNlibs.com nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sinh con khỏe mạnh và thông minh, không chỉ mang lại hạnh phúc cho gia đình mà còn góp phần vào sự phát triển của xã hội và quốc gia.
Ngoài ra, bài viết còn cung cấp thông tin về các phương pháp chẩn đoán trước khi sinh để phát hiện sớm các dị tật và bệnh di truyền ở thai nhi, nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh và đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của trẻ. Đây là một tài liệu hữu ích cho các bậc cha mẹ và những ai quan tâm đến việc sinh con khỏe đẻ con ngoan và nuôi dạy con cái một cách khoa học và hiệu quả.
1. Mục tiêu của Sinh con Khỏe, Đẻ con Ngoan.
“Sinh con Khỏe, Đẻ con Ngoan” là mục tiêu và là một bộ phận quan trọng của giữ gìn sức khỏe sinh sản. Đứa con khỏe mạnh, hoạt bát thông minh là niềm hy vọng của mỗi ông bố bà mẹ, nó không chỉ liên quan đến hạnh phúc gia đình, ổn định xã hội, mà còn liên quan đến việc nâng cao tố chất con người và sự hưng thịnh của một quốc gia.
Cùng với sự phát triển của y học, các nhân tố ảnh hưởng đến thai nhi dần dần được phát hiện. Qua đó, người ta có thể đẩy mạnh việc phòng chống, đồng thời còn có thể vận dụng khoa học kỹ thuật hiện đại để cải thiện gen di truyền của con người.
2. Kiến thức về di truyền.
2.1. Bệnh di truyền – kẻ thù của “Sinh con Khỏe”.
Bệnh di truyền là bệnh do tế bào sinh sản của cha mẹ hoặc vật chất di truyền có trong trứng thụ tinh sắp phát triển thành phôi bị thay đổi. Cùng với sự phát triển của y học và đời sống người dân được cải thiện, một số bệnh truyền nhiễm cấp, mãn tính uy hiếp tính mạng con người đã được khống chế, tỷ lệ phát bệnh giảm hẳn, nhưng tỉ lệ bệnh di truyền lại càng tăng. Hiện nay, đã phát hiện hơn 4000 loại bệnh di truyền, ước tính cứ 100 đứa trẻ ra đời sẽ có 3 đến 10 đứa mắc bệnh di truyền.
2.2. Di truyền và biến dị.
Di truyền và biến dị là đặc trưng cơ bản của mọi hoạt động sống. Bố mẹ truyền vật chất di truyền (gen) cho con cái qua sinh sản, làm thế hệ con có tính trạng giống bố mẹ gọi là di truyền. Sự giống nhau về giọng nói, tiếng cười, hình dáng của bố mẹ và con là biểu hiện của tính di truyền. Còn biến dị là chỉ vật chất di truyền biến đổi trong một điều kiện nhất định làm thay đổi đặc tính của giống nòi, giúp sinh vật thích ứng với môi trường tốt hơn, bảo tồn giống nòi, tạo cơ sở cho sự tiến hoá.
2.3. Vật chất di truyền.
Đa số vật chất di truyền của tế bào đều nằm trong nhân tế bào. Trong nhân tế bào có một loại vật chất sẫm màu gọi là nhiễm sắc thể, trên nhiễm sắc thể có rất nhiều vật chất quyết định các đặc điểm của một người, được gọi là gen. Gen là đơn vị cơ bản của di truyền. Gen do ADN tạo thành, do đó mà ADN là cơ sở của vật chất di truyền.
2.4. Bệnh di truyền đơn gen.
Là bệnh di truyền do gen đột biến gây nên, chỉ có liên quan đến một cặp gen cùng vị trí, có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thông thường, cũng có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. Nó dựa vào một quy luật di truyền nhất định, truyền từ đời này sang đời kia. Có các phương thức di truyền sau:
– Di truyền tính hiện ở nhiễm sắc thể thông thường, như bẩm sinh xương cốt không phát triển.
– Di truyền tính ẩn ở nhiễm sắc thể thông thường, như bệnh máu trắng.
– Di truyền tính hiện ở chuỗi X, như viêm thận di truyền.
– Di truyền tính ẩn ở chuỗi X, như máu chậm đông (còn gọi là bệnh ưa chảy máu), mù màu.
2.5. Bệnh di truyền đa gen.
Cơ sở di truyền không phải là một cặp gen, mà là nhiều cặp có cùng tác dụng. Mỗi cặp gen không có phân biệt về tính hiện hay tính ẩn, nó chịu ảnh hưởng của di truyền và môi trường. Các bệnh thuộc loại này là bệnh tim bẩm sinh, tinh thần phân liệt, tiểu đường,…
2.6. Bệnh nhiễm sắc thể.
Bệnh nhiễm sắc thể là loại bệnh do số lượng hoặc kết cấu nhiễm sắc thể khác thường gây nên, có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thông thường, cũng có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. Bệnh nhiễm sắc thể thông thường là hội chứng Đao (si đần bẩm sinh) do đột biến ở nhiễm sắc thể 21; bệnh nhiễm sắc thể giới tính biểu hiện là chậm phát triển, cơ quan sinh dục dị dạng.
2.7. Ba đặc điểm lớn của bệnh di truyền.
– Tính gia tộc: Xuất hiện theo quy luật nhất định trong nhiều đời của gia tộc, tình trạng phát bệnh về cơ bản là giống nhau, đa số là bệnh di truyền tính hiện.
– Tính bẩm sinh: Do ngay kỳ đầu thụ thai đã có sự khác thường về vật chất di truyền nên đa số bệnh di truyền có tính tiên thiên, khi trẻ vừa sinh ra đã có triệu chứng biểu hiện; cũng có một số bệnh di truyền đến một độ tuổi nhất định mới biểu hiện ra, như bệnh tâm thần.
– Tính chung thân: Do sự tồn tại của vật chất di truyền, bệnh di truyền còn có đặc điểm là tính chung thân. Dù một số bệnh di truyền như bệnh tim bẩm sinh, bẩm sinh không hậu môn,… Tuy có thể phẫu thuật chữa trị, nhưng gen gây bệnh vẫn truyền cho thế hệ sau.
2.8. Tư vấn di truyền.
Tư vấn di truyền là sự giải đáp của bác sĩ hoặc nhân viên di truyền học cho người mắc bệnh di truyền về các vấn đề: nguyên nhân gây bệnh, phương thức di truyền, chẩn đoán, chữa trị, dự phòng và tính nguy hiểm khi con cái mắc lại,… Đồng thời, đưa ra kiến nghị và chỉ dẫn về hôn nhân và sinh sản. Nội dung tư vấn chủ yếu là:
– Chữa trị và dự phòng sau này của người mắc bệnh di truyền.
– Khi trẻ sinh ra có điểm khác thường có phải là bệnh di truyền không, bệnh di truyền từ bố hay mẹ?
– Mắc bệnh di truyền đó có kết hôn được không, nếu có thể kết hôn thì tỉ lệ phát bệnh của trẻ sinh ra có cao không?
– Đứa trẻ trước mắc bệnh di truyền, bây giờ lại mang thai thì có thể sớm xét nghiệm thai nhi xem có gì khác thường không?
* Để đứa con khỏe mạnh, những người nào nên đi tư vấn di truyền?
– Những người yêu nhau hoặc đã kết hôn có quan hệ huyết thống.
– Vợ chồng vô sinh.
– Sản phụ từ 35 tuổi trở lên.
– Phụ nữ đã từng đẻ non, sảy thai không rõ nguyên nhân, hoặc có người thế hệ trên trong gia tộc chết khi sinh nở.
– Người mắc bệnh di truyền hoặc người nhà mắc bệnh di truyền, hoặc trí tuệ chậm phát triển bẩm sinh.
– Đã từng sinh con mắc bệnh di truyền, dị dạng bẩm sinh.
– Gia đình luôn mắc bệnh không rõ nguyên nhân.
3. Những nhân tố ảnh hưởng khác.
Ngoài di truyền ra, môi trường cũng có ảnh hưởng lớn đến đứa con khỏe mạnh. Trong quá trình bào thai phát triển, nhất là mang thai từ tuần thứ 3 đến tuần thứ 8, các nhân tố có hại trong môi trường có thể ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của các cơ quan chức năng của thai nhi, dẫn đến dị dạng, nặng hơn còn gây sảy thai, đẻ non.
3.1. Môi trường và sinh con khỏe.
Các nhân tố có hại trong môi trường là:
– Nhân tố sinh vật như: vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng,… Sau khi phụ nữ mang thai bị viêm nhiễm, những nhân tố này có thể thông qua nhau thai, cổ tử cung truyền đến thai nhi.
– Nhân tố vật lý như: tia phóng xạ, tạp âm và rung động,…
– Nhân tố hóa học gồm các nhân tố có hại trong sản xuất công – nông nghiệp như nông dược, chì, benzen, thuỷ ngân,… rượu, khói thuốc và tác dụng phụ của thuốc Đông – Tây y.
Người mẹ chính là “môi trường nhỏ” của bào thai, mức độ dinh dưỡng, tâm tư, sức khỏe và bệnh tật của họ đều ảnh hưởng đến thai nhi.
3.2. Dự phòng và viêm nhiễm virus.
Sau khi mang thai cần tích cực dự phòng viêm nhiễm virut. Phụ nữ mang thai cố gắng không nên đến những nơi công cộng đông người, nơi ồn ào, chú ý vệ sinh môi trường và vệ sinh cá nhân, không nên tiếp xúc với người mắc bệnh truyền nhiễm. Chỗ ở cần sạch sẽ thông thoáng, không để động vật truyền bệnh (chó, mèo…) đến gần, tăng cường luyện tập nâng cao thể chất.
3.3. Để sinh con khỏe cần làm gì?
– Tư vấn và kiểm tra sức khỏe định kỳ trước khi kết hôn, để tránh những hậu quả xấu trong hôn nhân.
– Chọn tuổi sinh đẻ tốt nhất, tránh sinh nở quá sớm hoặc quá muộn.
– Cần chuẩn bị tốt trước khi có thai.
– Từ kỳ thai nghén đầu tiên cần chú trọng giữ gìn sức khỏe sinh nở, tránh tiếp xúc môi trường gây hại và dự phòng bệnh truyền nhiễm, định kỳ kiểm tra thai, giữ cho tâm tư vui vẻ, lúc cần thiết có thể tới bệnh viện để được tư vấn di truyền, chẩn đoán trước khi sinh hoặc nạo thai, cần dựa vào sự tiến bộ của khoa học, chú trọng giữ gìn sức khỏe, để mỗi cặp vợ chồng đều có con cái khỏe mạnh, thông minh.
4. Chẩn đoán trước khi sinh.
4.1. Ý nghĩa của chẩn đoán trước khi sinh con.
Chẩn đoán trước khi sinh dựa trên cơ sở tư vấn di truyền, thông qua các bước kiểm tra để chẩn đoán xem thai nhi có dị dạng không, có mắc bệnh di truyền không. Nếu có thì cần sớm nạo thai để loại bỏ thai nhi có gen gây bệnh, giảm bớt tỷ lệ phát sinh bệnh di truyền và dị dạng bẩm sinh.
4.2. Các phương pháp chẩn đoán trước khi sinh nở.
– Kiểm tra qua lông tơ trong tử cung và “chọc ối”. Đây là phương pháp kiểm tra tế bào, nhiễm sắc thể của lông tơ và nước ối, nhằm chẩn đoán xem thai nhi có bệnh di truyền hoặc bệnh nhiễm sắc thể hay không.
– Kiểm tra siêu B. Kiểm tra hình dạng và nội tạng thai nhi xem có dị dạng rõ rệt hay không.
– Kiểm tra thai nhi qua gương soi. Có thể nhìn trực tiếp bề mặt thai nhi xem có bình thường không, đồng thời có thể hóa nghiệm huyết nhau thai, cuống rốn xem có bệnh di truyền không.
– Kiểm tra X quang. Xem thai nhi có bị đọng nước ở não, nứt cột sống,… hay không.
Thời gian kiểm tra tốt nhất:
Phương pháp kiểm tra | Thời gian tốt nhất |
---|---|
Lông tơ tử cung | Trong tuần thứ 6 đến thứ 8 của kỳ thai. |
Chọc nước ối | Trong tuần thứ 16 đến thứ 24 của kỳ thai. |
Gương soi | Trong tuần thứ 15 đến thứ 20 của kỳ thai. |
Siêu B | Trong tuần thứ 20 đến thứ 24 của kỳ thai. |
X Quang | Thông thường vào kỳ giữa của kỳ thai. |
Tác giả: Nguyễn Thu Hà
Bạn đang xem bài viết:
Kiến thức về “Sinh con Khỏe, Đẻ con Ngoan”
Link https://vnlibs.com/suc-khoe/kien-thuc-ve-sinh-con-khoe-de-con-ngoan.html