Trong cuộc sống hiện đại, khi công nghệ và nhịp sống hối hả chiếm lĩnh, việc duy trì một lối sống lành mạnh trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Giáo dục thể chất và thể dục thể thao không chỉ giúp chúng ta rèn luyện sức khỏe mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự phát triển toàn diện. Từ những bài tập đơn giản hàng ngày đến những môn thể thao đỉnh cao, mỗi hoạt động đều mang lại những lợi ích vô giá cho cơ thể và tinh thần.
Hãy cùng VNLibs.com khám phá sâu hơn về tầm quan trọng và những lợi ích tuyệt vời mà giáo dục thể chất và thể dục thể thao mang lại cho cuộc sống của chúng ta.
1. Khái niệm, sơ lược lịch sử môn thể dục.
1.1. Khái niệm.
Thể dục là một nội dung giáo dục thể chất, là phương tiện có hiệu quả rèn luyện toàn diện. Trong giáo dục thể chất, thể dục là một trong những nội dung chủ yếu, là phương tiện cơ bản góp phần vào việc rèn luyện con người.
Thể dục được hiểu là hệ thống các bài tập thể chất đa dạng được lựa chọn và sử dụng theo các phương pháp khoa học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất nâng cao năng lực vận động của con người.
1.2. Sơ lược lịch sử.
Từ thời cổ đại, loài người đã biết áp dụng thể dục với các mục đích khác nhau (Trung Quốc, Ấn Độ đã áp dụng để chữa bệnh, ở Hy Lạp – La Mã dùng trong nghi lễ, những ngày hội,…). Cùng sự phát triển xã hội loài người, thể dục cũng phát triển nhằm đáp ứng yêu .cầu của đời sống xã hội.
Cho đến nay thể dục là một môn thể thao chính thức của các đại hội thể thao, thế vận hội Olympic. Do trình độ thể lực và kỹ thuật ngày càng phát triển, phương pháp huấn luyện ngày càng cải tiến nên xu thế thể dục trên toàn thế giới cũng có nhiều thay đổi.
1.3. Thể dục – Nội dung cơ bản của giáo dục thể chất.
Nhiệm vụ chủ yếu trong giờ lên lớp thể dục là giảng dạy các kỹ thuật vận động theo nội dung nào đó, nhưng cũng chính thông qua quá trình giảng dạy đó mà giáo dục tinh thần yêu nước, tính sáng tạo và kiên cường trong lao động, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần tập thể. Như vậy, thể dục là một môn khoa học giáo dục, một nội dung giảng dạy bắt buộc trong hệ thống giáo dục thế hệ trẻ trong nhà trường.
Thể dục là một bộ phận của khoa học giáo dục thể chất. Cơ sở trước tiên của nó là lý luận, phương pháp giáo dục của chủ nghĩa Mác – Lênin và các môn khoa học khác nhau Giáo dục học, Tâm lý học, Lý luận giáo dục thể chất, Sinh lý, Giải phẫu và vệ sinh học. Khi nghiên cứu cơ sở kỹ thuật và quá trình hình thành kỹ thuật các động tác thể dục, người ta phải sử dụng những lý luận của sinh cơ học và cơ học.
Thể dục có lý luận, có lịch sử phát triển, có những phương pháp và phương tiện tiến hành tổ chức học tập và giảng dạy riêng. Môn khoa học này đã được hình thành và ngày càng hoàn thiện với những thành công trong ứng dụng vào đời sống con người: làm tăng sức khoẻ và chữa bệnh, tạo nên những kỷ lục thể thao mới, xây dựng những kỹ năng thiết yếu cho lao động mọi ngành nghề.
Thể dục là một phương tiện cơ bản trong hệ thống giáo dục thể chất, là một nội dung giáo dục trong các trường Tiểu học, Trung học, Phổ thông, Đại học và Trung học chuyên nghiệp. Nó góp phần quan trọng đào tạo con người phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, trong sáng về đạo đức và phong phú về tinh thần.
2. Phương tiện và nhiệm vụ.
2.1. Phương tiện của thể dục.
Cho phép tác động đến toàn bộ cơ thể, hoặc chỉ tác động đến từng bộ phận cơ thể tùy theo mục đích tập luyện. Có các bài tập riêng cho từng bộ phận cơ thể như tay, chân, cổ, thân mình hoặc phối hợp nhiều bộ phận cùng tham gia hoạt động.
Có thể thực hiện theo các phương hướng, theo các tốc độ và yêu cầu dùng sức khác nhau. Có thể thực hiện theo hình thức cá nhân hay phối hợp tập thể, thực hiện trên thảm, trên sân tập, trên các dụng cụ thể dục khác nhau.
Có thể có hoặc không có dụng cụ cầm tay như gậy, dây, bóng, lụa,… hoặc các dụng cụ nhằm tăng sức mạnh, sức nhanh hoặc sức bền của cơ bắp như bóng nhồi, bao cát, tạ tay, dây thun, lò xo,…
2.2. Nhiệm vụ của thể dục.
Thể dục là một trong những nội dung cơ bản và quan trọng nhất của giáo dục thể chất nhằm phát triển và hoàn thiện thể chất con người, chuẩn bị cho họ những điều kiện cần thiết để sống, học tập, lao động với chất lượng hiệu quả cao và sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc. Góp phần giáo dục các phẩm chất chính trị, đạo đức, ý chí và lối sống phù hợp với yêu cầu của xã hội.
Phát triển cân đối hình thái, nâng cao và hoàn thiện chức năng của các hệ thống cơ quan cơ thể; nâng cao sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ; hình thành và củng cố các kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết trong cuộc sống và trong hoạt động thi đấu chuyên môn của thể dục.
3. Nội dung, phân loại.
3.1. Nội dung.
Bao gồm những bài tập đội hình, đội ngũ; bài tập phát triển chung, bài tập nhào lộn, bài tập thực dụng, các động tác trên dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục thể hình. Ngoài các bài tập trên, thể dục còn áp dụng rộng rãi các trò chơi vận động, các bài tập thể thao, các môn bóng, điền kinh nhằm phát triển một cách có chọn lọc đến hệ thống chức năng cơ thể cũng như tố chất thể lực của người tập.
Hệ thống các bài tập thể dục thường xuyên, được hoàn thiện nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả phát triển toàn diện cơ thể, nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ sư phạm khác nhau trong giáo dục thể chất.
3.2. Phân loại.
Các bài tập thể dục vô cùng phong phú, đa dạng, nó xuất hiện do yêu cầu cần thiết trong đời sống, có liên quan chặt chẽ đến những hoạt động thực tiễn trong lao động sản xuất, chiến đấu và đời sống hàng ngày. Ngoài ra, còn có những bài tập được sáng tạo do yêu cầu của thực tiễn của thể dục thể thao trong nước và quốc tế.
Dựa trên các cơ sở khoa học, người ta chia thể dục ra làm các nhóm sau:
– Nhóm thể dục nhằm mục đích sức khoẻ – văn hoá – xã hội. Bao gồm thể dục cơ bản, thể dục đồng diễn, thể dục dưỡng sinh, thể dục thể hình, thể dục ứng dụng (thể dục quân sự, thể dục lao động, thể dục bổ trợ thể thao, thể dục chữa bệnh).
– Nhóm thể dục nhằm mục đích thể thao. Bao gồm thể dục dụng cụ, thể dục nghệ thuật, thể dục nhào lộn, thể dục trên lưới bật, Sport aerobic và Bodybuilding. Trong đó, còn có môn thể dục tự do thuộc thể dục dụng cụ, mà nội dung của nó là sự phối hợp các bài tập được lựa chọn từ thể dục cơ bản, thể dục nghệ thuật, thể dục nhào lộn.
Ngoài các nội dung trên, trong thể dục người ta còn sử dụng các trò chơi vận động, tiếp sức và thi đấu. Những bài tập có tính trò chơi nhằm gây hứng thú, nâng cao khả năng vận động, rèn luyện các tố chất thể lực cho người tập.
Cùng với sự phát triển của xã hội nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của con người cũng ngày càng phong phú, chắc chắn sẽ xuất hiện những loại hình thể dục mới. Chúng ta sẽ căn cứ vào cách phân loại trên, để sắp xếp chúng vào nhóm thích hợp. Đồng thời, cũng có sự chuyển dịch một số loại hình thể dục thuộc nhóm sức khoẻ – văn hoá – xã hội sang nhóm thể dục nhằm mục đích thể thao.
4. Tác dụng tập luyện môn thể dục.
4.1. Đối với hệ vận động.
Tác dụng đầu tiên của việc tập luyện môn thể dục là phát triển hệ thống cơ bắp và sức mạnh, tốc độ, làm tăng khả năng hưng phấn và tính linh hoạt của các quá trình thần kinh vận động.
Ngoài ra, các động tác thể dục có ảnh hưởng rất lớn đối với việc phát triển các tố chất khác như: sự mềm dẻo, khéo léo, sức bền và khả năng phản ứng nhanh trước những tình huống đột ngột, bất ngờ.
4.2. Đối với hệ thần kinh.
Rèn luyện các quá trình thần kinh, tăng cường khả năng hoạt động phối hợp nhịp điệu, khả năng điều khiển vận động căng thẳng và thà lòng đúng lúc nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện kỹ thuật động tác trong các bài tập liên hợp.
4.3. Đối với các cơ quan phân tích.
Tập luyện các động tác thể dục phức tạp có tác dụng rèn luyện các cơ quan phân tích, cơ quan tiền đình (thăng bằng), phân tích vận động xúc giác, cảm giác về không gian thời gian, mức độ dùng sức của cơ…
Các cơ quan cảm thụ bản thể được phát triển tốt, độ chính xác tinh vi trong phân tích các kích thích của cơ quan phân tích được nhân lên. Từ đó, mà vận động viên thể dục có thể sửa chữa được động tác về mặt tư thế và nhịp điệu của động tác.
4.4. Đối với các chức năng thực vật.
– Tập luyện chủ yếu là hoàn thiện được chức năng vận động, còn hoạt động của cơ quan nội tạng không chiếm vai trò quan trọng như một số môn thể thao (điền kinh, bơi lội…). Tuy nhiên, cũng có những phản ứng thích nghi của các cơ quan nội tạng, đối với những yêu cầu đặc biệt của môn thể dục.
– Tiêu hao năng lượng: Vì thời gian thực hiện một bài tập thể dục dụng cụ ngắn, nên tiêu hao năng lượng ít, nhưng số lần lặp lại trong một buổi tập nhiều, nên năng lượng tiêu hao ờ vận động viên đẳng cấp cao cũng lên tới 4000 calories đến 4500 calories. Do ít tiêu hao năng lượng cho các môn chạy, nên những biến đổi sinh hóa trong cơ và trong máu cũng ít hơn. Những quá trình hóa học trong sự co cơ cũng ít biến đổi hơn so với môn chạy.
– Hô hấp và tuần hoàn: Nhiều động tác thể dục gây trở ngại cho việc hô hấp và tuần hoàn, nhưng qua tập luyện những động tác đó, các phản xạ hô hấp và tuần hoàn của người tập được rèn luyện và thích nghi.
Ví dụ: Một số động tác muốn hoàn thành phải nín thở, một số khác phải thở bằng kiểu thở bụng hoặc phải thở bằng kiểu ngực. Người mới tập chưa thích nghi, thì dễ bị rối loạn hô hấp, váng đầu hoa mắt, còn ở vận động viên có trình độ thì phản xạ hô hấp được rèn luyện thích ứng.
Cũng như vậy, hoạt động tuần hoàn của người mới tập không bình thường (động tác trồng chuối, quay vòng, nhào lộn…), nhưng thông qua tập luyện hệ thống phản xạ phân phối máu được điều chỉnh, hợp lý quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể.
4.5. Rèn luyện đạo đức, ý chí.
Thông qua việc tập luyện các động tác phức tạp mang yếu tố nguy hiểm, đã đòi hỏi và đồng thời là điều kiện để người tập phát triển tốt các phẩm chất tâm lý như: năng lực tập trung chú ý, tinh thần sẵn sàng vượt khó khăn, tính quyết đoán, lòng dũng cảm, trí thông minh, tính thẩm mỹ trong vận động…
Mỗi một nội dung riêng của từng bài tập thể dục dụng cụ, đều có tác dụng vượt trội hơn về mặt này hay mặt khác. Do đó, ngày nay càng được áp dụng rộng trong nhiều lĩnh vực như nâng cao sức khoẻ, sản xuất, chiến đấu, chữa bệnh, kéo dài tuổi thọ,…
5. Thiết bị dụng cụ tập luyện thể dục thể thao.
Dưới đây là danh sách một số thiết bị dụng cụ thể thao quốc tế đã được xác minh và chứng thực về tác dụng thể dục thể thao. Mỗi thương hiệu đều có các dòng sản phẩm và chức năng tập luyện riêng. Sau đây là phân tích chi tiết để giúp bạn hiểu rõ hơn:
5.1. Nhóm thương hiệu đa dạng, cung cấp nhiều loại máy tập.
Technogym, Life Fitness, Precor, Matrix, Star Trac: Đây là những thương hiệu lớn, cung cấp đa dạng các loại máy tập như máy chạy bộ, xe đạp tập, máy tập cơ, máy tập toàn thân, máy tập elip, máy chèo thuyền.
Chức năng: Hầu hết tập trung vào tăng cường sức khỏe tim mạch, phát triển cơ bắp và cải thiện sức bền. Phù hợp: Phù hợp với nhiều đối tượng người tập, từ người mới bắt đầu đến vận động viên chuyên nghiệp, phòng gym, trung tâm thể dục thể thao.
– Technogym. Xuất xứ: Ý. Sản phẩm: Máy chạy bộ Skillrun, Excite Run, Jog Now; Xe đạp tập Skillbike, Group Cycle Connect, Bike Personal; Máy tập toàn thân Kinesis, Omnia; Máy tập tạ Selection, Pure Strength; Các thiết bị tập luyện chức năng.
– Life Fitness. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy chạy bộ Elevation Series, Integrity Series, Platinum Club Series; Máy tập tạ Hammer Strength, Signature Series, Optima Series; Xe đạp tập Lifecycle, IC, GX; Máy tập chèo thuyền Row GX, Row HX.
– Precor. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy chạy bộ Experience Series, TRM, C; Máy tập elip EFX, AMT; Xe đạp tập Spinner, UBK, RBK; Máy tập tạ Discovery, Icarian.
– Matrix. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy chạy bộ T7xe, TF30, TF50; Máy tập tạ Aura, Magnum, Versa; Xe đạp tập Ascent Trainer, CXM, IC7; Máy tập toàn thân Connexus, S-Drive, S-Force.
– Star Trac. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy chạy bộ 10 Series, 8 Series, 4 Series; Xe đạp tập Spinner, NXT, Studio; Máy tập tạ Human Sport, Impact Strength.
5.2. Nhóm thương hiệu tập trung vào máy tập cơ.
Nautilus, Cybex, Hammer Strength: Các thương hiệu này nổi tiếng với các dòng máy tập cơ, máy tập toàn thân chất lượng cao, thiết kế khoa học.
Chức năng: Chủ yếu tập trung vào phát triển cơ bắp, tăng cường sức mạnh và sức bền. Phù hợp: Người tập muốn tập trung vào tăng cơ, người tập thể hình chuyên nghiệp, phòng gym chuyên về tập luyện sức mạnh.
– Nautilus. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy tập tạ Nitro, Bowflex, Schwinn; Xe đạp tập Bowflex, Schwinn; Máy tập toàn thân Bowflex.
– Cybex. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy tập tạ Eagle, Prestige, VR; Máy chạy bộ Arc Trainer, 770T; Máy tập elip 770C.
– Hammer Strength. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy tập tạ Plate-Loaded, Selecturized, Ground Base; Racks và Platforms.
5.3. Nhóm thương hiệu chuyên biệt.
– Concept2: Thương hiệu này nổi tiếng với máy tập chèo thuyền. Chức năng: Tăng cường sức khỏe tim mạch, phát triển cơ bắp toàn thân, cải thiện sức bền. Phù hợp: Người tập muốn thử thách bản thân với bài tập toàn thân hiệu quả, vận động viên chèo thuyền, phòng gym, trung tâm thể dục thể thao.
Concept2. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Máy tập chèo thuyền Model D, Model E, Dynamic; Máy tập SkiErg; Xe đạp tập BikeErg.
– TRX: Thương hiệu tập trung vào hệ thống dây tập TRX. Chức năng: Phát triển cơ bắp toàn thân, cải thiện sự linh hoạt, cân bằng và khả năng phối hợp vận động. Phù hợp: Mọi đối tượng người tập, có thể tập luyện tại nhà hoặc phòng gym.
TRX. Xuất xứ: Mỹ. Sản phẩm: Dây tập TRX HOME2 System, PRO4 System, Tactical Gym; Phụ kiện TRX: TRX Suspension Anchor, TRX Door Anchor, TRX Xtender.
Lời khuyên: Một số thương hiệu có thể có nhà máy sản xuất tại các quốc gia khác ngoài quốc gia xuất xứ chính. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc huấn luyện viên chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Tập luyện kết hợp với chế độ dinh dưỡng hợp lý để đạt được kết quả tốt nhất. Chúc bạn thành công trên con đường tập luyện!
Kết luận, Giáo dục thể chất và thể dục thể thao không chỉ là những hoạt động rèn luyện thể lực mà còn là nền tảng quan trọng giúp phát triển toàn diện con người. Từ việc nâng cao sức khỏe, kéo dài tuổi thọ đến việc rèn luyện ý chí, đạo đức và tinh thần, thể dục thể thao đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại. Hãy cùng nhau duy trì và phát triển thói quen tập luyện để xây dựng một cộng đồng khỏe mạnh, năng động và đầy nhiệt huyết.
Tác giả: Th.S Nguyễn Tiến Lâm
Bạn đang xem bài viết:
Đại cương về giáo dục thể chất và thể dục thể thao
Link https://vnlibs.com/the-thao/dai-cuong-ve-giao-duc-the-chat-va-the-duc-the-thao.html