Tập quán và khẩu vị ăn uống theo tôn giáo

Ẩm thực không chỉ là nhu cầu thiết yếu của con người mà còn phản ánh sâu sắc văn hóa và tín ngưỡng của mỗi cộng đồng. Mỗi tôn giáo trên thế giới đều có những quy định và tập quán ăn uống riêng biệt.

Bạn sẽ được biết từ việc lựa chọn nguyên liệu, cách chế biến đến cách thưởng thức món ăn. Những quy định này không chỉ nhằm duy trì sức khỏe mà còn thể hiện lòng tôn kính đối với các giá trị tâm linh và đạo đức.

Ngoài ra, ngay tại bài viết này, VNLibs.com sẽ giúp bạn khám phá những tập quán và khẩu vị ăn uống đặc trưng của các tôn giáo lớn, giúp bạn hiểu rõ hơn về sự đa dạng và phong phú của văn hóa ẩm thực toàn cầu.

1. Đạo Hồi.

1.1. Sơ lược về đạo Hồi.

Người sáng lập ra đạo Hồi là Mohammed (Mahomet). Ông sinh năm 570, xuất thân trong một gia đình quý tộc sa sút ở Mecca, bán đảo Ả Rập và qua đời vào 8/6/632 tại Madina – Thành phố tiên tri sau mấy chục năm đi truyền đạo.

Đạo Hồi tên thật là Islam nghĩa là “phục tùng”, đây là đạo thờ nhất thánh tuyệt đối. Vị thần duy nhất mà họ tôn thờ là thánh Ala. Tên gọi đạo Hồi là cách gọi của người Trung Quốc và người Việt Nam, do nhóm dân tộc thiểu số người Hồi của Trung Quốc theo đạo này.

Ở Việt Nam cũng có người Chăm theo đạo Hồi do xuất xứ từ Malaysia. Đạo Hồi là quốc đạo của nhiều nước vùng Trung Đông. Tín đồ đạo Hồi rất đông, khoảng 900 triệu người ở rải rác hơn 50 quốc gia trong đó 20 quốc gia coi đạo Hồi là quốc đạo.

1.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Hồi.

Đạo Hồi có những luật lệ rất nghiêm ngặt. Lễ hội Hồi giáo là ngày sinh của thánh Mohamed vào cuối tháng 2 đầu tháng 3. Trong lễ hội, rượu và thịt lợn bị cấm trong bữa ăn của họ. Họ chỉ được ăn thịt các loại động vật khác khi được chuẩn bị theo những quy định nghiêm ngặt của luật đạo. Họ thường chỉ định cụ thể những người hoặc cơ sở cụ thể được sản xuất, chế biến thịt các loại động vật mà họ sử dụng trong bữa ăn.

Ở các nước khác, người Hồi giáo cũng chỉ đi ăn ở những nhà hàng không bán những món ăn được chế biến bằng thịt lợn và chỉ yên tâm khi trong nhà hàng có đầu bếp người Hồi giáo, nhưng bếp ăn này cũng chỉ được nhập thực phẩm từ cơ sở giết mổ đã tuân theo luật đạo Hồi.

Tháng Ramadan hay còn gọi là lễ tuần chay là tháng thứ 9 theo lịch Hồi giáo (từ 17/4 – 17/5 dương lịch) là tháng lễ quan trọng nhất và cũng là dịp lễ tết năm mới của tín đồ Hồi giáo. Vào những ngày của tháng này, các tín đồ phải nhịn ăn, nhịn uống, nhịn hút thuốc, nhịn yêu đương vào lúc mặt trời mọc.

Các tín đồ được phép ăn uống khi tắt ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên cả những lúc này cũng phải ăn uống thanh tịnh và uống nước trong (chỉ miễn trừ cho phụ nữ đang mang thai, đang cho con bú, trẻ em và binh lính đang làm nhiệm vụ).

Ban ngày mọi tiệm ăn phải đóng cửa. Cảnh sát ở các nước lấy đạo Hồi làm quốc đạo, sẵn sàng can thiệp vào các hiệu ăn không tuân thủ và những tín đồ không tuân thủ sẽ bị bắt và xử theo luật rất nghiêm. Thời gian cuối của tháng chay là lễ hội lớn với bữa tiệc gọi là Idd-ul-fita có những món ăn đặc biệt theo kiểu đạo Hồi. Sau tháng chay này, các tín đồ đều coi là chính thức bước sang năm mới.

Người Hồi giáo thực hiện rất nghiêm ngặt và tự giác theo những quy định của thánh kinh Coran. Món ăn thường dùng của người theo đạo Hồi là món thịt cừu, cơm nấu cari… Hầu như bất cứ người Hồi giáo nào cũng không ăn thịt lợn, thịt chó, thịt các con vật bị chết vì bệnh tật, thịt đã cúng thần, không uống rượu, hút thuốc, dùng thuốc kích thích gây nghiện… Có người cho rằng chính vì thế những người đàn ông Ả Rập rất khoẻ.

2. Đạo Hindu (Ấn Độ giáo).

2.1. Sơ lược về đạo Hindu.

Trước đây đạo Hindu còn được gọi là đạo Bàlamôn. Đây là đạo chính của người Ấn Độ, phát triển mạnh ở vùng Bắc Ấn. Những người theo đạo Hindu thờ đa thần nổi tiếng nhất là 3 thần Brahma, Siva và Visnu. Ngoài các vị thần nói trên, các loài động vật như khỉ, bò, rắn, hổ, cá sấu, chim công, vẹt, chuột… cũng là các thần đang thờ của đạo Hindu, trong đó được tôn sùng hơn cả là thần bò và thần khỉ.

2.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Hindu.

Đạo Hindu cấm ăn thịt bò cái và các chế phẩm từ chúng (theo họ thì bò cái là con vật linh thiêng), ngay cả sữa, người Hindu cũng không dùng sữa bò mà dùng sữa trâu. Đạo không cấm ăn thịt các loại động vật khác nhưng đa số người Hindu không ăn thịt và tự họ thích ăn chay. Món ăn trong các ngày lễ hội trên sử dụng chủ yếu món samosas gồm chuối, kẹp mềm, rau.

Lễ hội của họ thường tập trung vào những ngày cuối đông, đầu xuân: Lễ hội Raksha Bandhan là lễ hội khăng khít thắt chặt tình anh em, nam nữ đồng môn, kết thúc vào tháng 7 và tháng 8; Janam ashtamin là lễ hội mừng ngày sinh của thần Krishna vào tháng 8; Dussehra là lễ hội chống quỷ dữ; Sivali là ngày hội ánh sáng vào ban ngày tháng 10, tháng 11.

3. Đạo Phật.

3.1. Sơ lược về đạo Phật.

Đạo Phật mang tên người sáng lập là Phật Đà. Đạo này có gốc tích từ Bắc Ấn Độ và theo Phật lịch thì năm 544 trước công nguyên (TrCN) là năm mở đầu của kỷ nguyên Phật giáo. Về giới luật, tín đồ Phật giáo phải kiêng 5 thứ: Không sát sinh; Không trộm cắp; Không tà dâm; Không nói dối; Không uống rượu. Trong đó, giới luật “không sát sinh” là không được giết người, còn giết các con vật khác luật cấm không khắt khe lắm.

3.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Phật.

Phật giáo lúc đầu không cấm các tín đồ ăn thịt. Tục ăn chay không được ăn thịt động vật là do vua Lương Vũ Đế (502 – 547) của Trung Quốc đặt ra vào thời kỳ đạo Phật thịnh hành ở nước này. Hiện nay, ở các nước châu Á: Trung Quốc, Việt Nam, Nepal, Myanmar, Nhật Bản, Triều Tiên,…

Có nhiều phật tử nhưng chỉ có những tăng ni thực hiện việc ăn chay hoàn toàn, còn những phật tử khác tùy theo từng người có thể ăn chay vào các ngày 1 và 15 hoặc ăn chay bán nguyệt… Các món ăn chay rất phong phú được chế biến chủ yếu từ đậu, đỗ, vừng, lạc và các loại rau, nấm, các loại thảo mộc khác.

4. Đạo Cơ đốc (đạo Kitô).

4.1. Sơ lược về đạo Cơ đốc.

Đạo Kitô – tiếng Anh, Pháp ghi là “Christianisme”, tiếng Hán Việt đọc là Cơ đốc giáo – là một tôn giáo lớn do Jesus Christ sáng lập. Đạo Kitô cho tới nay gồm 3 môn phái lớn: Gia tô, Tin lành và chính giáo. Hiện nay, theo ước tính có trên 1 tỷ tín đồ Cơ đốc giáo. Trên thế giới, nhiều nước coi Cơ đốc giáo là quốc đạo.

4.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Cơ đốc.

Những quy định ăn uống của đạo Cơ đốc giáo cũng có nhưng không ngặt nghèo và các tập quán và khẩu vị ăn uống của người theo Cơ đốc giáo ít chịu ảnh hưởng bởi tôn giáo, loại trừ yếu tố đạo đức, phẩm hạnh nhưng thực tế, để tuân theo họ cũng phải nhịn, kiềm chế. Những quy định kiêng kỵ trong ăn uống như:

– Giáo phái Mormoms có luật lệ hạn chế và kiêng hoàn toàn rượu, chè, cà phê trong mọi trường hợp.

– Bắt đầu từ ngày trước tuần chay, bánh kếp được sử dụng thường xuyên và là thành phần không thể thiếu được trong các bữa ăn của tuần thánh (tuần lễ phục sinh và là tuần có một ngày chủ nhật của cuối tháng 3 đầu tháng 4 – cụ thể do giáo hội chỉ định). Các món ăn đều phải theo quy định của nhà thờ, đến chủ nhật của tuần lễ phục sinh thì dùng loại bánh được làm từ hạnh nhân, socola, trứng được ăn như dấu hiệu của cuộc sống mới và sự giàu sang.

– Lễ Noel 25/12 là lễ hội với bữa tiệc lớn có món gà tây quay thay thế các món nướng khác.

Ngày lễ thánh ở mỗi nước có tập tục khác nhau: Hà Lan lấy ngày 6/12 ngày lễ thánh Nicolas, họ ăn bánh quy kiểu Hà Lan; Tây Ban Nha lấy ngày 6/1 và họ làm bánh hình vương miện; Hoa Kỳ lấy thứ 5 tuần thứ 4 tháng 11 là ngày tạ ơn Chúa, họ ăn món gà tây truyền thống và bí ngô nhồi nhân.

5. Đạo Do Thái.

5.1. Sơ lược về đạo Do Thái.

Đạo Do Thái ra đời sớm hơn các tôn giáo khác như Cơ đốc giáo, Hồi giáo… Đạo Do Thái gắn liền với lịch sử dân tộc Israel và theo những giáo lý của dân tộc này. Họ theo tín ngưỡng một thần đó là thần Yayaya – thần dân tộc. Ý định, mục đích của thần được thể hiện trong pháp luật mà thần có ý gợi ra. Tuân theo ý chỉ của thần là tuân theo những pháp luật của đạo Do Thái.

Một trong những đặc điểm nổi bật của những người theo đạo Do Thái là không bài xích các tôn giáo khác. Những người theo đạo Do Thái có những cuốn sách như: “Ngũ kinh”, sách tiên tri, sách Thánh… với những nội dung hết sức phong phú và những lời răn dạy con người phải sống như thế nào cho đúng…

5.2. Tập quán và khẩu vị ăn uống của những người theo đạo Do Thái.

Những người theo đạo Do Thái có rất nhiều quy định nghiêm ngặt trong ăn uống. Theo quy định của đạo Do Thái, phàm là thực vật, các loại chim, gà đều có thể ăn. Đối với các loài thú, chỉ cho phép ăn các loại động vật chân có móng và động vật nhai lại, trên thực tế chỉ có thịt bò và thịt cừu là có thể ăn được. Đối với động vật thủy sinh, những giống không có vây, không có vẩy, thì không được ăn.

Đối với các loại thịt, sách luật pháp quy định: Không được giết mổ các loại bò, dê, gia cầm già yếu, bệnh tật để lấy thịt đem bán. Đối với các loài vật chết không bình thường cũng không được ăn; Không được ăn thịt sống; Không được uống máu, ăn tiết; Không được cùng ăn thịt bò, thịt cừu và sữa bò, sữa cừu trong một bữa; Không được ăn mỡ ở dưới phúc mạc bò, cừu; Không được ăn gân và móng bò, cừu.

Quy định khi giết mổ các loại bò, cừu, gia cầm, cần một nhát dao là chết ngay, không được phép kéo dài nỗi đau của súc vật. Do đó mổ thịt các loại gia cầm, bò, cừu phải được chỉ bảo và huấn luyện của thầy, thông thường là cha truyền con nối từ đời này qua đời khác để giữ nghề này.

Các loại thịt bò, thịt cừu phải đảm bảo sạch sẽ và có chuyên gia kiểm nghiệm. Chậu, bát đựng thịt bò, thịt cừu phải do giáo đồ của phái đó làm ra. Khi đi xa, những người theo đạo Do Thái phải đem theo chậu, bát của mình phù hợp với giáo quy để sử dụng trên đường. Nếu đã ăn hết thịt trong chậu, bát đựng thịt mang theo thì họ có thể ăn hoa quả, rau cho đỡ đói, thậm chí còn không được sử dụng những đồ dùng của quán ăn.

Tôm, thịt lợn, thịt chim bị cấm trong thời gian cầu nguyện. Các thực phẩm được phép ăn là các loại cá có vây, có vảy; các loại động vật có móng, sừng từ 2 ngón trở lên và chỉ ăn khi các loại thực phẩm này đã được chuẩn bị theo luật đạo Do Thái. Người Do Thái chỉ ăn thịt do chính người Do Thái giết mổ, chuẩn bị và bán riêng cho họ.

Sữa và thịt không được sử dụng cùng trong một món ăn, các món ăn được chế biến từ 2 nguyên liệu này, không được cho ăn cùng một bữa, và phải cách nhau ít nhất 3 tiếng. Ngày thờ phụng Chúa, là từ lúc mặt trời mọc thứ 6 đến lúc mặt trời mọc lại thứ 7 hàng tuần, ngày này là ngày nghỉ không làm việc để thờ phụng Chúa Juda, buổi tối họ làm bánh mì cuộn thừng gọi là món Chollab và cắt khúc để ăn.

6. Tóm lại.

Các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống theo tôn giáo bao gồm:

– Giáo lý và quy định tôn giáo: Mỗi tôn giáo có những giáo lý và quy định riêng về ăn uống. Ví dụ, người Hồi giáo tuân thủ quy định Halal, trong khi người Do Thái tuân thủ quy định Kosher. Những quy định này ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn thực phẩm và cách chế biến.

– Lễ nghi và nghi thức tôn giáo: Các lễ nghi và nghi thức tôn giáo thường đi kèm với những quy định cụ thể về ăn uống. Chẳng hạn, trong đạo Hindu, việc ăn chay vào các ngày lễ tôn giáo là rất phổ biến.

– Tín ngưỡng và niềm tin tâm linh: Niềm tin tâm linh và tín ngưỡng của mỗi tôn giáo cũng ảnh hưởng đến tập quán ăn uống. Ví dụ, Phật giáo khuyến khích ăn chay để tránh sát sinh và nuôi dưỡng lòng từ bi.

– Văn hóa và truyền thống địa phương: Văn hóa và truyền thống của mỗi cộng đồng tôn giáo cũng đóng vai trò quan trọng. Các món ăn truyền thống thường phản ánh sự kết hợp giữa tín ngưỡng tôn giáo và văn hóa địa phương.

– Yếu tố sức khỏe và y học: Một số tôn giáo có những quy định về ăn uống nhằm bảo vệ sức khỏe của tín đồ. Ví dụ, đạo Sikh khuyến khích ăn uống lành mạnh và tránh các chất kích thích như rượu và thuốc lá.

– Môi trường và điều kiện tự nhiên: Điều kiện tự nhiên và môi trường sống cũng ảnh hưởng đến tập quán ăn uống. Các tôn giáo thường phát triển những quy định ăn uống phù hợp với điều kiện khí hậu và tài nguyên sẵn có tại địa phương.

Những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú trong tập quán và khẩu vị ăn uống của các tôn giáo trên thế giới. Việc tìm hiểu tập quán và khẩu vị ăn uống của các tôn giáo có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành du lịch. Dưới đây là một số lý do chính:

– Tôn trọng và hiểu biết văn hóa: Hiểu rõ về tập quán ăn uống của các tôn giáo giúp du khách tôn trọng và hòa nhập tốt hơn với văn hóa địa phương. Điều này không chỉ tạo ra trải nghiệm du lịch tích cực mà còn tránh được những hiểu lầm hoặc xúc phạm không đáng có.

– Đáp ứng nhu cầu ẩm thực: Du khách có thể có những yêu cầu ăn uống đặc biệt dựa trên tôn giáo của họ. Việc nắm rõ các quy định này giúp các nhà hàng, khách sạn và dịch vụ du lịch cung cấp thực đơn phù hợp, từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ và sự hài lòng của khách hàng.

– Quảng bá du lịch văn hóa: Tập quán ăn uống theo tôn giáo là một phần quan trọng của văn hóa địa phương. Việc giới thiệu và quảng bá những nét đặc trưng này có thể thu hút du khách quan tâm đến du lịch văn hóa, khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ.

– Phát triển du lịch bền vững: Hiểu biết về tập quán ăn uống giúp ngành du lịch phát triển theo hướng bền vững, tôn trọng và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống. Điều này không chỉ có lợi cho cộng đồng địa phương mà còn tạo ra một môi trường du lịch thân thiện và bền vững.

Hy vọng những thông tin này giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tìm hiểu tập quán và khẩu vị ăn uống của các tôn giáo đối với du lịch, cũng như phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống theo tôn giáo!

Tác giả: Nguyễn Nguyệt Cầm


Tài liệu tham khảo:

[1] Michael Hensley. (2024). “Dietary Customs and Preferences Based on Religion”. ENLibs. Link https://enlibs.com/dietary-customs-and-preferences-based-on-religion.html


Bạn đang xem bài viết:
Tập quán và khẩu vị ăn uống theo tôn giáo
Link https://vnlibs.com/am-thuc/tap-quan-va-khau-vi-an-uong-theo-ton-giao.html

Hashtag: #tapquananuong #khauvitongiao #vanhoaamthuc #vnlibs #amthuc #tongiao #khauvianuong

Mọi người cũng hỏi: “Phân tích khái niệm tập quán và khẩu vị ăn uống?”; “Trình bày cơ cấu và tính chất các bữa ăn trong ngày?”; “Phân tích đặc điểm các bữa ăn trong ngày, từ đó hãy rút ra kết luận về cách phục vụ khách du lịch trong các bữa ăn khác nhau?”; “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống?”; “Trình bày tập quán và khẩu vị ăn uống theo các tôn giáo khác nhau, từ đó rút ra kết luận về cách phục vụ khách du lịch theo từng tôn giáo khác nhau?”; “khẩu vị ăn uống của các tôn giáo khác nhau”; “tập quán ăn uống của đạo hồi”; “tập quán ăn uống của đạo hindu”; “tập quán ăn uống của đạo Phật”; “tập quán ăn uống của đạo cơ đốc”; “tập quán ăn uống của đạo do thái”; “tập quán và khẩu vị ăn uống của đạo Hồi”; “tập quán và khẩu vị ăn uống của đạo Phật”; “tập quán và khẩu vị ăn uống của đạo Hindu”; “tập quán và khẩu vị ăn uống của đạo Cơ Đốc”; “tập quán và khẩu vị ăn uống của đạo Do Thái”; “thực đơn dành cho người hồi giáo”; “ý nghĩa của việc tìm hiểu tập quán và khẩu vị ăn uống của các tôn giáo với du lịch”; “các yếu tố ảnh hưởng đến tập quán và khẩu vị ăn uống”; “văn hóa ẩm thực là gì”; “đáp án đề thi kết thúc học phần văn hóa ẩm thực”; “đề cương ôn tập văn hóa ẩm thực”; “đạo Hồi không ăn thịt gì”.