Khái niệm và vị trí của công tác xã hội cá nhân

Trong xã hội hiện đại, công tác xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ và nâng cao chất lượng cuộc sống của các cá nhân và cộng đồng.

Công tác xã hội không chỉ là một nghề nghiệp mà còn là một sứ mệnh, một cam kết với những giá trị nhân văn cao cả. Từ việc giúp đỡ những người gặp khó khăn, bảo vệ quyền lợi của các nhóm yếu thế, đến việc thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng, công tác xã hội đã và đang khẳng định vị trí không thể thiếu trong xã hội. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm và vị trí của công tác xã hội trong bối cảnh hiện nay.

1. Khái niệm công tác xã hội cá nhân.

Nhiều học giả, nhà khoa học trong nước và nước ngoài đưa ra khái niệm và định nghĩa về công tác xã hội cá nhân. Có khái niệm xác định công tác xã hội cá nhân theo khuynh hướng đặt trọng tâm vào khẳng định công tác xã hội cá nhân là phương pháp công tác xã hội chuyên nghiệp, sử dụng những nền tảng khoa học tâm lý học, xã hội học và các ngành khoa học xã hội khác. Có khái niệm nhấn mạnh đến cách thức tiếp cận và giúp đỡ chuyên sâu về nhân cách cá nhân. Sau đây là một số khái niệm công tác xã hội cá nhân.

They Farley và các tác giả khác (2000), công tác xã hội cá nhân là “Hệ thống giá trị và phương pháp được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng, ở đó các khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành các kỹ năng giúp đỡ cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề về nội tâm, quan hệ giữa các cá nhân, kinh tế xã hội và môi trường thông qua các mối quan hệ “mặt đối mặt” (trang 61).

Virginia P. Robinson (1930) đưa ra quan điểm khá tương đồng với Farley, tuy nhiên nhấn mạnh hơn đến việc phát triển các kỹ năng giải quyết vấn đề: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp thực hành, có hệ thống giá trị được các nhân viên xã hội chuyên nghiệp sử dụng.

Trong đó những khái niệm về tâm lý xã hội, hành vi và hệ thống được chuyển thành những kỹ năng để giúp các cá nhân và gia đình giải quyết những vấn đề nội tâm, mối quan hệ giữa người và người, vấn đề kinh tế xã hội và vấn đề môi trường thông qua những mối quan hệ trực tiếp mặt đối mặt”12 (tr.11,12).

Tác giả Grace Matthew (1992) đã nhấn mạnh công tác xã hội cá nhân hướng đến việc giúp đỡ con người giải quyết những khó khăn về chức năng xã hội của họ trên cơ sở mối quan hệ nghề nghiệp một một.

Theo tác giả “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ cá nhân con người thông qua mối quan hệ một một. Công tác xã hội cá nhân được nhân viên xã hội ở các cơ sở xã hội sử dụng để giúp những người có vấn đề về chức năng xã hội và thực hiện chức năng xã hội” (tr.5)13. Mối quan hệ một một được tác giả nhắc đến trong khái niệm này là mối quan hệ giữa một (nhân viên xã hội) và một (đối tượng).

Theo tác giả Nguyễn Thị Oanh (1998), công tác xã hội cá nhân được định nghĩa rất ngắn gọn và tập trung vào can thiệp những vấn đề nhân cách của đối tượng: “Công tác xã hội cá nhân là một biện pháp can thiệp quan tâm đến những vấn đề về nhân cách mà một đối tượng cảm nghiệm” (tr.29).

Tác giả Lê Chí An (2006) trình bày một khái niệm bao quát từ trọng tâm của phương pháp khoa học đến những kỹ năng công cụ được sử dụng trong công tác xã hội cá nhân để giúp thân chủ có những thay đổi: “Công tác xã hội cá nhân là một phương pháp giúp đỡ con người giải quyết các vấn đề khó khăn. Nó mang tính đặc thù, khoa học và nghệ thuật. Nó giúp các cá nhân có những vấn đề riêng tư cũng như những vấn đề bên ngoài và vấn đề môi trường.

Đó là một phương pháp giúp đỡ thông qua mối quan hệ để khai thác tài nguyên cá nhân và những tài nguyên khác nhằm giải quyết các vấn đề. Lắng nghe, quan sát, vấn đàm, vãng gia và đánh giá là những công cụ chủ yếu của công tác xã hội cá nhân. Nhờ tính năng động của mối quan hệ trong công tác xã hội cá nhân mà cá nhân thân chủ thay đổi thái độ, suy nghĩ và hành vi của mình” (tr.13).

Như vậy, có thể khái quát công tác xã hội cá nhân là phương pháp của công tác xã hội thông qua tiến trình giúp đỡ khoa học và chuyên nghiệp, nhằm hỗ trợ cá nhân tăng cường năng lực tự giải quyết vấn đề của mình.

Trong tiến trình này, nhân viên xã hội cần biết vận dụng nền tảng kiến thức khoa học tâm lý học, xã hội học và các khoa học xã hội liên quan khác, đồng thời sử dụng kỹ năng, tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, sát cánh cùng đối tượng, hỗ trợ họ tự giải quyết vấn đề của bản thân và có khả năng vượt qua những vấn đề khác có thể xảy ra trong tương lai.

2. Vị trí của công tác xã hội cá nhân.

Công tác xã hội cá nhân là phương pháp công tác xã hội đầu tiên, có vị trí quan trọng và then chốt trong nghề công tác xã hội. Ngay từ giai đoạn sơ khai cho đến hiện nay sự phát triển của công tác xã hội cá nhân gắn liền với sự phát triển của nghề công tác xã hội chuyên nghiệp.

Với những người làm công tác xã hội, phương pháp công tác xã hội cá nhân là phương pháp thường được sử dụng và đem lại những hiệu quả trực tiếp giúp cá nhân vượt qua những khó khăn để có cơ hội phát triển.

Bên cạnh vị trí và tầm ảnh hưởng quan trọng đối với an sinh của các cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội, công tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm ảnh hưởng lớn tới nghề công tác xã hội chuyên nghiệp. Có thể nói, công tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm quan trọng trong cuộc sống con người và trong sự nghiệp phát triển nghề nghiệp.

Vì vậy, cần khẳng định công tác xã hội cá nhân có vị trí và tầm quan trọng đặc biệt về những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của cá nhân, gia đình, cộng đồng và xã hội. Công tác xã hội cá nhân tin tưởng vào giá trị vốn có và sự quan trọng của mỗi cá nhân và sự phụ thuộc lẫn nhau của cá nhân và xã hội.

Công tác xã hội cá nhân giúp ngăn ngừa hay cải thiện những điều kiện gây ra các vấn đề làm đổ vỡ mối quan hệ lành mạnh giữa cá nhân và gia đình, giữa cá nhân và những người khác hay giữa cá nhân và môi trường.

Công tác xã hội cá nhân giúp đối tượng xác định và giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của họ hay ít nhất là giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực. Bên cạnh đó, công tác xã hội cá nhân giúp làm mạnh tối đa khả năng của các cá nhân.

Có thể khẳng định, công tác xã hội cá nhân có những ý nghĩa sâu xa đối với sự phát triển của con người, gia đình, cộng đồng và xã hội. Một xã hội chỉ được đánh giá là phát triển tốt đẹp khi trong xã hội đó mỗi cá nhân có cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc.

3. Các khái niệm liên quan.

3.1. Công tác xã hội.

Từ điển bách khoa ngành công tác xã hội (1995) định nghĩa “Công tác xã hội là một khoa học ứng dụng nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động của con người, tạo ra những chuyển biến xã hội và đem lại nền an sinh cho người dân trong xã hội”.

Tại Đại hội liên đoàn công tác xã hội chuyên nghiệp quốc tế ở Canada năm 2004, công tác xã hội được định nghĩa với ý nghĩa tăng cường năng lực và phát triển, giải phóng con người: “Công tác xã hội là hoạt động chuyên nghiệp nhằm tạo ra sự thay đổi (phát triển) của xã hội.

Bằng sự tham gia vào quá trình giải quyết các vấn đề xã hội (vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ xã hội), vào quá trình tăng cường năng lực và giải phóng tiềm năng của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng, công tác xã hội đã giúp cho con người phát triển đầy đủ và hài hòa hơn, đem lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người dân”.

Diễn đạt một cách bao quát thì công tác xã hội cá nhân là hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp, hướng tới các giá trị nhân văn cao cả phát triển con người, gia đình, cộng đồng, thúc đẩy cho xã hội công bằng, văn minh và phát triển.

3.2. Tham vấn (counseling).

Tham vấn là công cụ quan trọng trong quá trình giúp đỡ cá nhân của nhân viên xã hội. Tham vấn có tác dụng rất lớn cải thiện tình trạng tâm lý xã hội của cá nhân, giúp họ vượt qua khó khăn.

Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2008) “Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó nhà tham vấn sử dụng kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ nghề nghiệp để thiết lập mối quan hệ tương tác tích cực với thân chủ, nhằm giúp họ nhận thức được hoàn cảnh vấn đề để thay đổi cảm xúc, suy nghĩ, hành vi và tìm kiếm giải pháp cho vấn đề của mình” (tr.7).

Tham vấn cá nhân “là quá trình trao đổi tương tác tích cực giữa nhà tham vấn – người được đào tạo và cá nhân – người có vấn đề mà họ không tự giải quyết được – để giúp họ thay đổi cảm xúc, hành vi, suy nghĩ và tìm ra giải pháp cho vấn đề đang tồn tại” (Bùi Thị Xuân Mai, 2008, tr.61).

Nhà tham vấn giúp cá nhân (1) thay đổi cảm xúc, hành vi hay suy nghĩ không hợp lý; (2) tăng cường sức mạnh để đối phó với vấn đề đang gặp phải; (3) cải thiện mối quan hệ với người xung quanh; (4) tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa của cuộc sống; (5) tìm kiếm sự thích nghi xã hội và (6) đưa ra quyết định hợp lý.

3.3. Trị liệu tâm lý (psychotherapy).

Trị liệu tâm lý hay còn được gọi là liệu pháp tâm lý là hình thức can thiệp của những người được đào tạo phương pháp tâm lý nhằm xóa bỏ, điều chỉnh hay giảm bớt những cảm xúc, hành vi không phù hợp từ đó thúc đẩy sự phát triển nhân cách.

Một số tác giả cho rằng trị liệu tâm lý là dạng hoạt động chuyên môn chủ yếu tập trung vào việc khôi phục lại cá nhân ở cả hai mức độ vô thức và ý thức. Những tác giả này phân biệt sự khác biệt giữa tham vấn và trị liệu tâm lý.

Họ cho rằng trị liệu tâm lý chú trọng tới xóa bỏ những yếu tố mang tính bệnh lý nhiều hơn, còn tham vấn lại nhấn mạnh tới việc lên kế hoạch hợp lý để giải quyết vấn đề thích nghi như: khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như trong học tập, trong giao tiếp nảy sinh những mâu thuẫn nhỏ làm xuất hiện sự lo lắng, tâm trạng hận thù. (Tyler, 19958; Vance và Volvo Sky 1962).

Trong thực tiễn tại một số nước hiện nay, nếu xét dưới góc độ chuyên môn sâu, các nhà trị liệu tâm lý thiên về việc sử dụng những kỹ thuật tác nghiệp bao gồm cả liệu pháp tâm lý và thậm chí bằng cả tác động y học như thuốc nhằm xử lý những rối nhiễu tâm lý mang tính bệnh lý nhiều hơn.

Đối với tình huống có vấn đề về tâm lý xã hội, mối quan hệ xã hội mang tính thường ngày thì thường đòi hỏi sự can thiệp của hoạt động tham vấn và phương tiện chủ yếu là mối quan hệ tương tác tích cực giữa nhà tham vấn và đối tượng. Trong những trường hợp có rối nhiễu tâm lý nặng, nhà tham vấn chuyển giao tới các nhà tâm lý trị liệu.

3.4. Tâm lý học (Psychology).

Tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu về tâm lý và hành vi con người. Các nhà tâm lý học nghiên cứu những khía cạnh tâm lý tác động lên hành vi của con người. Công tác xã hội có mối quan hệ mật thiết với Tâm lý học. Công tác xã hội vận dụng các học thuyết tâm lý; các đặc điểm tâm lý cá nhân phục vụ cho quá trình can thiệp giải quyết các vấn đề của cá nhân và gia đình.

3.5. Xã hội học (Sociology).

Xã hội học là khoa học xã hội nghiên cứu về các quy luật và tính quy luật xã hội chung và đặc thù của sự phát triển và vận hành các hệ thống xã hội. Xã hội học nghiên cứu các quy luật phát sinh biến đổi và phát triển của mối quan hệ giữa cá nhân con người với con người.

Như vậy, công tác xã hội vận dụng những cơ sở khoa học của xã hội học về hiện tượng, sự kiện và yếu tố tác động, những dự báo quy luật để tạo ra những biện pháp can thiệp phù hợp.

4. Ví dụ công tác xã hội cá nhân.

Xã hội luôn tồn tại những góc khuất với những mảnh đời kém may mắn, cần sự sẻ chia và giúp đỡ. Chính tại đây, công tác xã hội cá nhân đã và đang phát huy vai trò quan trọng như một ngọn hải đăng soi đường, dẫn lối cho những số phận lạc lối tìm về bình yên và hy vọng. Từ trẻ em bị xâm hại tâm lý, người vô gia cư không nơi nương tựa đến người cao tuổi neo đơn, công tác xã hội cá nhân đã chạm đến từng hoàn cảnh, từng số phận với những hoạt động thiết thực và ý nghĩa.

Hãy cùng chúng tôi khám phá những câu chuyện cảm động về lòng nhân ái và sự cống hiến thầm lặng của những người làm công tác xã hội, những người đang ngày đêm góp phần xây dựng một xã hội nhân văn và tốt đẹp hơn. Dưới đây là thêm chi tiết về các ví dụ thực tiễn của công tác xã hội cá nhân tại Việt Nam:

4.1. Hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại.

Trung tâm Bảo trợ Trẻ em TP.HCM đã thiết lập các chương trình tham vấn tâm lý dành riêng cho trẻ em bị xâm hại. Các chuyên gia tâm lý tại đây không chỉ lắng nghe và chia sẻ với các em mà còn hướng dẫn các em cách đối phó với nỗi sợ hãi và xây dựng lại lòng tự tin. Ngoài ra, trung tâm còn phối hợp với các cơ quan chức năng để đảm bảo an toàn cho các em và đưa ra các biện pháp pháp lý cần thiết.

Tại Đà Nẵng, Trung tâm Bảo trợ Xã hội Đà Nẵng đã triển khai chương trình hỗ trợ tâm lý cho trẻ em bị xâm hại. Các chuyên gia tâm lý tại đây không chỉ cung cấp các buổi tham vấn cá nhân mà còn tổ chức các hoạt động nhóm để giúp trẻ em xây dựng lại lòng tự tin và kỹ năng xã hội. Trung tâm cũng phối hợp với các trường học để đảm bảo môi trường học tập an toàn cho các em.

Tại Hải Phòng, Trung tâm Công tác Xã hội thành phố đã phối hợp với các trường học tổ chức các buổi giáo dục kỹ năng sống, giúp trẻ em nhận biết và phòng tránh xâm hại tình dục. Trung tâm cũng thiết lập đường dây nóng hỗ trợ tâm lý 24/7 cho trẻ em và gia đình, đồng thời cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý miễn phí cho các nạn nhân bị xâm hại.

Tại Bình Dương, tổ chức phi chính phủ “Vì Trẻ Em” đã triển khai dự án “Nâng cánh ước mơ” nhằm hỗ trợ tâm lý và tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em bị xâm hại tình dục. Dự án cung cấp các buổi trị liệu tâm lý cá nhân và nhóm, đồng thời hỗ trợ trẻ em tiếp tục học tập và phát triển kỹ năng nghề nghiệp để có thể tự lập trong tương lai.

4.2. Giúp đỡ người vô gia cư.

Tại Hà Nội, các nhân viên xã hội đã tổ chức các chương trình cung cấp chỗ ở tạm thời cho người vô gia cư, đặc biệt là trong mùa đông lạnh giá. Họ cũng hỗ trợ người vô gia cư tìm kiếm việc làm thông qua các khóa đào tạo nghề và kết nối với các doanh nghiệp địa phương. Một số chương trình còn cung cấp các bữa ăn miễn phí và dịch vụ y tế cơ bản để đảm bảo sức khỏe cho người vô gia cư.

Tại Cần Thơ, các nhân viên xã hội đã thành lập một dự án mang tên “Ngôi nhà hy vọng” để cung cấp chỗ ở tạm thời cho người vô gia cư. Dự án này không chỉ cung cấp nơi ở mà còn hỗ trợ người vô gia cư tìm kiếm việc làm thông qua các khóa đào tạo nghề và kết nối với các doanh nghiệp địa phương. Ngoài ra, dự án còn cung cấp các bữa ăn miễn phí và dịch vụ y tế cơ bản.

Tại Nha Trang, nhóm tình nguyện “Bàn Tay Yêu Thương” thường xuyên tổ chức các chương trình “Cơm Nóng Tình Người”, cung cấp bữa ăn tối miễn phí cho người vô gia cư trên địa bàn thành phố. Nhóm cũng kết hợp với các trung tâm y tế để tổ chức khám bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người vô gia cư.

Tại Đồng Nai, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã triển khai mô hình “Trung tâm Hỗ trợ Người Vô Gia Cư”, cung cấp chỗ ở tạm thời, dịch vụ tắm giặt, vệ sinh cá nhân và tư vấn, giới thiệu việc làm cho người vô gia cư. Trung tâm cũng phối hợp với các tổ chức xã hội để tổ chức các lớp dạy nghề, giúp người vô gia cư có cơ hội hòa nhập cộng đồng.

4.3. Chăm sóc người cao tuổi.

Tại xã Minh Quang, các nhân viên xã hội đã triển khai chương trình hỗ trợ người cao tuổi sống một mình. Chương trình bao gồm việc cung cấp dịch vụ y tế tại nhà, như kiểm tra sức khỏe định kỳ và cung cấp thuốc men. Ngoài ra, họ còn tổ chức các hoạt động xã hội như câu lạc bộ thể dục, các buổi giao lưu văn nghệ để người cao tuổi có cơ hội gặp gỡ và giao lưu, tránh cảm giác cô đơn.

Tại Huế, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thừa Thiên Huế đã triển khai chương trình “Chăm sóc người cao tuổi tại nhà”. Chương trình này bao gồm việc cung cấp dịch vụ y tế tại nhà, như kiểm tra sức khỏe định kỳ và cung cấp thuốc men. Ngoài ra, hội còn tổ chức các hoạt động xã hội như câu lạc bộ thể dục, các buổi giao lưu văn nghệ để người cao tuổi có cơ hội gặp gỡ và giao lưu, tránh cảm giác cô đơn.

Tại Bắc Ninh, Trung tâm Dưỡng lão Bình An đã triển khai mô hình “Chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng”, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày và tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí cho người cao tuổi ngay tại nhà riêng của họ.

Tại Vĩnh Long, Hội Người Cao Tuổi tỉnh đã thành lập “Câu lạc bộ Sống Vui Sống Khỏe”, tạo sân chơi lành mạnh cho người cao tuổi tham gia các hoạt động thể dục dưỡng sinh, văn nghệ, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm sống. Hội cũng tổ chức các lớp học nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho người cao tuổi.

Công tác xã hội cá nhân là một hành trình dài, đòi hỏi sự kiên trì, lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm cao cả. Những kết quả đạt được, dù lớn hay nhỏ, đều là minh chứng cho sức mạnh của tình người, của sự sẻ chia và lòng nhân ái.

Mỗi cá nhân, mỗi tổ chức, hãy cùng chung tay góp sức, để công tác xã hội cá nhân ngày càng phát triển, mang đến nhiều hơn nữa những hy vọng và niềm vui cho những mảnh đời kém may mắn. Bởi lẽ, một xã hội văn minh, giàu mạnh không chỉ được đo bằng những con số tăng trưởng kinh tế, mà còn được đánh giá bằng mức độ quan tâm, chăm sóc và hỗ trợ cho những người yếu thế, để không ai bị bỏ lại phía sau trên hành trình phát triển chung.

Tác giả: Nguyễn Thị Thái Lan


Bạn đang xem bài viết:
Khái niệm và vị trí của công tác xã hội cá nhân
Link https://vnlibs.com/gia-dinh/khai-niem-va-vi-tri-cua-cong-tac-xa-hoi-ca-nhan.html

Hashtag: #congtacxahoi #congtaccanhan #congtacnhom #xahoicanhan #xahoinhom #vnlibs

Mọi người cũng tìm kiếm: Bài thu hoạch công tác xã hội cá nhân; Công tác xã hội cá nhân là gì; Công tác xã hội cá nhân PDF; Giáo trình công tác xã hội cá nhân; Mục đích của công tác xã hội cá nhân; Phương pháp công tác xã hội cá nhân; Tiến trình 7 bước công tác xã hội cá nhân; Vai trò của công tác xã hội cá nhân; Ví dụ về công tác xã hội cá nhân; Ví dụ về vai trò của nhân viên công tác xã hội; Nhân viên công tác xã hội là ai; Chức danh viên chức chuyên ngành công tác xã hội; Ngành công tác xã hội là gì; Tiêu chuẩn của nhân viên công tác xã hội là gì; Cổng thông tin công tác xã hội là gì; So sánh công tác xã hội cá nhân và công tác xã hội nhóm như thế nào; Tiểu luận công tác xã hội cá nhân ra sao; Báo cáo thực hành công tác xã hội cá nhân.