Sắp xếp thỏa đáng mọi việc trong nhà để quản lý gia đình

Muốn quản lý gia đình đi vào nề nếp và thứ tự thì phải có phương pháp. Phương pháp chính xác là phải sát thực tế, phù hợp với phong cách, thể lực và thời gian của mỗi cá nhân, để giúp cho con người có thể phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng mọi tiện nghi vật chất trong nhà. Đó chính là phương pháp thỏa đáng nhất.

Những phần cắt giảm không được làm đảo lộn trật tự những phần khác. Lập dự toán các việc trong nhà, ghi chép chi thu, bố trí các cuộc hẹn và sắp xếp chương trình hoạt động hàng ngày, lưu trữ thư tín, chứng từ hoá đơn,… sẽ giúp cho việc giải quyết mọi vấn đề được thuận lợi.

Tuy nhiên, nếu thời gian dành cho việc ghi chép những thứ đó, mà tốn hơn nhiều so với thời gian thực tế giải quyết vấn đề, thì phải điều chỉnh lại. Bạn có thể xem những phương pháp đơn giản dưới đây tại VNLibs.com để thêm chi tiết và cụ thể.

Chỉ cần bạn có một cuốn lịch và chương trình hoạt động hàng ngày là đủ. Bạn phải bắt đầu ngay, nếu muốn làm mọi việc vừa tốt vừa nhanh, thì phải bắt tay vào việc ngay, không nên chần chừ. Nếu cần gọi điện thoại hãy quay số ngay đi. Nếu cần viết thư thì viết ngay đi. Nếu công việc rất lớn hãy chia ra mà làm. Ví dụ như cơm phải ăn từng miếng một, không thể nuốt chửng cả bát ngay một lúc, giải quyết việc lớn cũng vậy.

Phải gắn bó nhịp nhàng thành thể hữu cơ, phải hiểu rõ mình làm việc buổi sáng hay buổi tối có hiệu quả nhất. Giải quyết mọi việc quan trọng và đỡ sức nhất vào lúc cơ thể ở trạng thái tốt nhất. Những công việc sự vụ hàng ngày không thể đợi làm vào lúc ở trạng thái như thế nào(?) mà phải sắp xếp việc nhà tuần tự, nhịp nhàng, hợp lý thì mới có hiệu quả tốt.

1. Lịch và chương trình hoạt động hàng ngày.

Lịch hàng ngày của gia đình. Bạn có thể mua một tờ lịch to ở hiệu sách về treo ở chỗ nhìn rõ trong nhà. Đầu năm đem tất cả những ngày quan trọng của gia đình, ví dụ: ngày sinh của mọi người trong nhà, những ngày kỷ niệm trong năm, kỳ nghỉ,… ghi lên tờ lịch.

Rồi những cuộc hẹn sau này của mọi người trong nhà cũng ghi vào lịch, và khuyến khích mọi người tận dụng lịch đó. Cứ như thế, việc sắp xếp các hoạt động trong gia đình sẽ được thuận lợi, và tình hình hoạt động của mọi thành viên trong gia đình cũng được nắm chắc rõ ràng như trong lòng bàn tay.

Sổ ghi chép. Mua một quyển sổ ghi chép (sổ tay) nhỏ để mang theo, dùng để ghi chép những hoạt động và sự việc phát sinh, như kiểu sổ chỉ thu hàng ngày, để thay thế cho những mẩu giấy vụn vặt ghi chép hàng ngày. Tất cả các cuộc hẹn, những đồ vật đợi mua, và những việc cần làm đều ghi lên sổ tay. Khi những ngày quan trọng sắp đến, phải chuyển ghi những sự việc thời gian ở trên tổng lịch của gia đình vào sổ tay.

Sổ tay cần mua loại phù hợp. Sổ tay bày bán trong hiệu sách có đủ loại đủ kiểu, nhưng ta chỉ cần chọn mua loại phù hợp. Nếu cần dùng loại sổ tay bỏ túi, thì không nên mua loại sổ tay đóng kiểu dây thép xoắn ốc, vì dây thép đó dễ móc vào túi áo. Chỉ cần mua loại sổ tay rẻ tiền, có kích thước độ 15 x 10cm là được.

Ghi chép kỳ các tài liệu cần thiết. Chúng ta đem tất cả các tài liệu, số điện thoại cần thiết cho công việc tuần tự ghi vào sổ tay, để dùng khi cần thiết. Không cần thiết phải ghi chép hết từng việc hàng ngày cần làm vào sổ tay, để tránh ghi chép quá vụn vặt. Chỉ cần ghi vào sổ tay những việc đặc biệt cần làm, để tránh bị quên.

Ghi chép những việc muốn làm. Trên sổ tay chừa ra một khoảng trống, dùng để ghi chép những việc muốn làm. Thí dụ như bạn có thể liệt kê những sách muốn xem, những cuốn băng cần thuê, những phim muốn xem, những nơi có thể cùng bạn bè đi tham quan, những quán ăn muốn đến ăn thử,…

Đặt kế hoạch trước. Khi bắt đầu một tuần, thậm chí tốt nhất là từ cuối tuần trước, đã phải đặt kế hoạch làm việc cho vài ngày sau. Như vậy, càng có thể nắm vững những việc phải làm trong tuần sau, có thể chủ động chia việc quan trọng phải làm, tránh được lao động công việc bị ùn tắc ở cuối tuần.

Phải dành thời gian rảnh rỗi để tranh thủ nghỉ ngơi. Chừa lại một số thời gian để bản thân rảnh rỗi nghỉ ngơi, để cùng bạn bè gặp gỡ ôn lại chuyện cũ. Và còn phải coi những hoạt động này là những cuộc hẹn quan trọng. Nếu không chú ý chừa lại thời gian rảnh rỗi nghỉ ngơi thì việc nhà sẽ choán hết mất.

Tùy thân mang theo. Sổ tay phải luôn mang theo, đã có chương trình hoạt động hàng ngày mà không giỡ đến, thì thà không có còn hơn.

Mỗi ngày làm một việc chán ghét. Xác định mục tiêu, mỗi ngày làm một việc phải làm, nhưng là việc rất không thích. Sau khi làm xong, sẽ có được cảm giác thành công.

Dùng một quyển sổ tay khác ghi những việc phức tạp. Dùng một quyển sổ tay khác để ghi chép những việc đặc biệt và tương đối phức tạp. Ví dụ, đi làm thủ tục nhập học cho con, dọn nhà hoặc sắp xếp các hoạt động nghỉ ngơi hàng năm cho mọi người trong gia đình,…

Giữ lại sổ tay. Sổ tay dùng hết không nên vứt ngay đi. Ví dụ, hai tháng trước, những linh kiện (lò bếp) đặt mua khi mang về không vừa, nên phải gọi điện thoại tìm người có liên quan đến giải quyết. Do đó sổ tay dùng hết vẫn phải giữ lại phần ghi chép, không chừng sau này khi cần tài liệu gì phải lục đến.

Đem phân loại những mục ghi trên sổ ghi chép, như địa chỉ, số điện thoại, hàng cần mua, kế hoạch lâu dài, các cuộc hẹn. Ghi chép thu chi các khoản mục khác, dùng thẻ phân biệt để tách riêng từng mục một, và ở phần lồi ra ở mép thể điền tên của các hạng mục để tiện kiểm tra.

Đối với cột các cuộc hẹn, có thể mua một cuốn sổ kế hoạch cả năm loại nhỏ, hoặc lấy những trang miễn phí trên cuốn lịch nhỏ. Chỉ cần bỏ bìa lịch đi, đục lỗ, rồi lồng vào vòng kẹp từng tờ rời là được. Bây giờ tất cả đã đủ, có thể bắt đầu bố trí sinh hoạt cho ngăn nắp, trật tự trên sổ.

Bảng 1: Bạn sinh hoạt có nề nếp hay không?
STT Câu hỏi Trả lời
Không
1 Khi cần lục tìm một phong thư, hoá đơn, báo cáo hay văn bản khác để trong cặp tài liệu hoặc trên bàn làm việc, có cần đến 10 phút không?
2 Trên bàn có lưu giữ đủ các thư tín linh tinh, chứng từ mà hơn một tháng nay vẫn chưa xem đến không?
3 Có khi nào vì quên nộp tiền điện, tiền Internet, tiền điện thoại,… mà bị cắt điện, điện thoại, dừng cung cấp các dịch vụ không?
4 Trong vòng hai tháng trước, có khi nào quên sắp xếp trước một cuộc hẹn, một ngày kỷ niệm trong năm, hoặc một ngày sắp đến kỷ niệm không?
5 Có những trang báo, tạp chí chưa đọc vẫn còn gấp nguyên để đấy không?
6 Ngày thường có nấn ná làm chậm công việc, đến nỗi cuối cùng nước đến chân mới nhảy?
7 Thường ngày có hay quên mang theo chìa khoá, kính, găng tay, túi xách, cặp tài liệu hay đồ dùng tùy thân khác mà để quên ở chỗ khác không?
8 Những đồ dùng chưa quyết định để ở nơi nào, có tùy tiện quẳng ở một góc nào đó không?
9 Nếu có nhiều khoảng chi tiêu hơn, có thể nào giải quyết được mọi vấn đề tồn đọng không?
10 Cũng muốn cho ngăn nắp trật tự, nhưng nhiều đồ dùng vẫn vứt lung tung, không biết phải bắt tay thu dọn từ đâu?
11 Đã phân công cho mỗi đứa trẻ những việc làm tự nguyện trong nhà hay chưa?
12 Mỗi tối kiểm tra lại thấy đã hoàn thành công việc chính đã định làm hay chưa?
13 Những đồ dùng và đồ đựng nhà bếp thường dùng, đã để ở nơi thuận tiện lấy dùng hay chưa?
14 Bố trí phòng khách giúp người nhà và khách giao tiếp được thoải mái, mà không cần phải cao giọng không?

Phương pháp tính điểm sẽ như sau: Khi bạn đáp án câu trả lời từ câu số 1 đến câu số 10, nếu đáp án của bạn chọn là “Có” thì bạn được 1 điểm. Từ câu số 11 đến câu số 14, nếu đáp án trả lời của bạn là “Không” thì bạn được 1 điểm.

Bảng 2: Cách tính điểm nề nếp cá nhân.
Tổng điểm Bạn là một người…
Từ 1 đến 3 điểm Sinh hoạt có nề nếp, có trật tự. Hãy dùng những gợi ý của bài viết này, để cho cuộc sống hoàn mỹ.
Từ 4 đến 7 điểm Sinh hoạt thiếu ngăn nắp, thiếu trật tự, có thể mang lại những điều phiền phức trong cuộc sống. Hãy thử dùng những gợi ý bài viết này để thay đổi.
Từ 8 đến 10 điểm Sinh hoạt lộn xộn về thể chất, tinh thần và cảm xúc, cần phải bắt đầu thay đổi lại càng sớm.
Từ 11 điểm trở lên Sinh hoạt thiếu nề nếp nghiêm trọng. Đang góp phần khiến bạn trở thành 1 người không có suy nghĩ rõ ràng, và góp phần gây ra căng thẳng và năng lượng thấp.

2. Truyền đạt tin tức.

Cả nhà sử dụng: Kỳ thực cũng chẳng cần tốn bao công sức là có thể thành lập ngay một trạm truyền đạt tin tức nhỏ có hiệu quả ở ngay trong nhà. Chỉ cần để mảnh giấy ghi chép trên mặt tủ lạnh hoặc dán trên cửa, hay dùng đính ấn (treo bản đồ) ghim tờ giấy ghi chép đó lên một mảnh ván treo trên tường là được. Khuyến khích mọi người trong gia đình sử dụng phương pháp truyền tin này, ghi lại toàn bộ mọi kế hoạch, bảng kê mua đồ dùng, tin nhắn qua điện thoại,… của họ.

Thay tin tức mới: Tin tức truyền đạt phải thường xuyên thay mới, vứt bỏ những tờ giấy ghi chép đã quá hạn hoặc đã giải quyết xong. Mỗi ngày cố gắng làm xong mọi việc phải làm, hoặc ghi lại vào sổ tay, để tiện sau này giải quyết.

3. Dùng điện thoại để tiết kiệm thời gian.

Gọi điện thoại trước: Để đỡ lãng phí thời gian, trước khi đi xa làm việc gì, phải gọi điện thoại trước để tìm hiểu tình hình, như xác định cuộc hẹn, hỏi rõ thời gian và địa điểm cuộc hẹn, hỏi rõ cửa hàng nào đó xem có thứ mình cần mua không, thời gian bán hàng, hỏi xem phòng trưng bày nào đó chiều thứ 7 có mở cửa không,… Đừng để thời gian quý báu cuối tuần lãng phí vào những việc vô bổ.

Lời dài nói ngắn: Học tập cách nói ngắn gọn, dễ hiểu, đầy đủ mà không làm đối phương khó chịu. Ví dụ, có việc cần bàn đây, sau đó mới nói nội dung chính. Tất nhiên, xong việc rồi đừng quên ghi lại nội dung đàm thoại.

Gọi điện thoại thay cho viết thư/email: Có lúc gọi điện thoại so với viết thư/email thì tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn nhiều, nhất là trong lúc rất bận rộn.

4. Dùng thành thạo máy ghi âm điện thoại.

– Khi xem vô tuyến, tắm gội cho trẻ nhỏ hoặc ăn cơm, chỉ cần dùng máy ghi âm điện thoại, sẽ không phải nghe trực tiếp máy điện thoại. Sử dụng máy ghi âm điện thoại sẽ không ghi sai một cuộc điện thoại nào gọi đến (chỉ cần người gọi đến để lại lời nhắn tin).

– Khi vắng nhà, dùng bộ máy điều khiển từ xa để nghe lời nhắn lại từ điện thoại thì rất tốt. Giả dụ khi làm việc quá giờ ở văn phòng, thì dùng máy ghi âm điện thoại là tiện lợi nhất.

– Khi có việc cần thiết, nếu không thể liên lạc trực tiếp với người cần tìm, có thể ở đằng sau lời thoại cho thêm một đoạn nhỏ lời nhắn tin, để hướng dẫn cho người mình cần tìm cách liên hệ thế nào?

– Đừng ngại để lại lời nhắn tin, đồng thời khích lệ bạn bè sử dụng máy ghi âm điện thoại. Như vậy có thể rút ngắn thời gian thông tin, mà lại có thể tiết kiệm được chi phí điện thoại.

– Mỗi ngày phải xử lý hết những từ nhắn đã ghi lại, và đặt một cuốn sổ ghi chép ở cạnh máy ghi âm điện thoại, để ghi lại những từ nhắn và số điện thoại. Nếu đang nghỉ ở nhà nhân ngày nghỉ, dự tính có nhiều người gọi điện đến, có thể sử dụng bộ máy điều khiển từ xa để thu nghe những lời nhắn từ điện thoại, và nhắc bạn bè căn cứ vào nhu cầu mà đổi băng ghi âm.

5. Tranh thủ từng giây từng phút.

Đồ dùng cần mua và những cuộc hẹn: Bảng kê mua hàng kiểu số chỉ thu hàng ngày, đem tất cả những thực phẩm và những đồ dùng trong nhà liệt kê ra một bảng kê. Hễ nghĩ đến thứ đồ dùng nào cần mua thì viết vào ngay và luôn. Đợi đến khi mua hàng không phải tốn công nghĩ ngợi, và khỏi bị sót khi quên.

Liệt kê trên bảng mua hàng: Nếu không dùng phương pháp trên có thể liệt kê tỉ mỉ những đồ thường dùng ra, sau đó photocopy thành nhiều bản. Mỗi khi cần mua hàng, chỉ cần đánh dấu lên hàng cần mua là được.

Thuận đường làm việc: Đem tất cả những việc cần làm tập trung lại để làm, để khi đi một vòng là có thể làm xong nhiều việc. Như vậy bố trí thuận đường làm mấy việc luôn, có lợi hơn nhiều so với đi một vòng chỉ làm được một việc.

Chọn thời gian thích hợp: Chọn thời gian đi làm việc vào lúc giao thông thông suốt và thời điểm ít người qua lại. Ví dụ, thời gian cơm trưa thứ hai hàng tuần, thì trước quầy bếp khu công nghiệp có thể nói là xếp hàng dài “đông như kiến”, có thể đổi lại ta đến khu bếp nhà ở sẽ vắng vẻ hơn, và nghe nói vào thứ ba hàng tuần thì khách vào các siêu thị khu vực địa phương sẽ vắng hơn.

Cùng đi kiểm tra sức khoẻ: Sắp xếp để mọi người trong gia đình (ít nhất là đưa tất cả trẻ em) cùng đi kiểm tra sức khoẻ hay khám răng lợi. Cả nhà lần lượt vào cho bác sĩ khám sẽ giảm bớt được số lần và thời gian đi lại. Khi đi khám bệnh, cố gắng là người đầu tiên được khám vào buổi sáng, để tránh những người xếp trước làm mất thời gian. Như vậy có thể tiết kiệm được thời gian già nửa ngày đi làm việc khác.

Thấy đường may thì xỏ kim: Mỗi ngày ra ngoài làm việc, nên đem theo người bản chương trình hoạt động hàng ngày. Nếu có thời gian, có thể làm trước những việc mà dự định cuối tuần mới làm.

Giúp đỡ lẫn nhau: Bố trí để mọi người trong nhà giúp nhau làm việc. Ví dụ, muốn đem đổi một chiếc áo sơ mi ở cửa hàng quần áo, có thể đặt nó ở chỗ dễ thấy, để tiện cho người đi đổi hoặc người tiện đường đi qua cửa hàng đó mang đi. Nhưng để làm được tốt, nên đính một miếng giấy, viết rõ những mục cần đổi như kích thước số áo, màu sắc hay những mục khác không hợp phải trả lại buộc lên áo sơ mi.

Phần lớn những việc vụn vặt trong nhà đều có thể hoàn thành trong thời gian ngắn. Ví dụ, khi ngồi đợi khám bệnh ở phòng khám có thể tính toán các khoản chi tiêu. Khi ngồi trên các phương tiện giao thông công cộng có thể kê khai các phiếu mua vật tư. Trong khoảng thời gian vụn vặt từ 5 phút đến 30 phút, cũng có thể hoàn thành được những công việc dưới đây:

Những việc có thể làm trong 5 phút: Đính cúc áo; Sửa móng tay; Xác định thời gian hẹn; Thống kê danh sách khách mời; Tưới nước cho chậu cây trong nhà; Đặt vé đi nghe nhạc;…

Những việc có thể làm trong 10 phút: Giặt tay một số quần áo; Chọn các tấm thiệp sinh nhật; Chăm sóc cây cảnh; Viết một đoạn thư ngắn; Làm vài động tác thể dục; Chỉnh lý bàn làm việc;…

Những việc có thể làm trong 30 phút: Nhổ cỏ ở chậu hoa; Làm thủ công; Đánh bóng đồ sắt, đồ đồng; Đọc các tạp chí và báo chưa đọc.

6. Xử lý giải quyết bưu kiện.

Làm một lần để tránh đi những phiền phức về sau: Phần lớn các bưu kiện chỉ cần giải quyết một lần. Cần đem tất cả những bưu kiện không phải giải quyết, không quan trọng và không đáng phải lưu lại vứt hết ngay, để tránh chất đống bưu kiện không cần thiết, sau này phải giải quyết lại.

Ghi chú những việc cần giải quyết: Ghi những việc cần giải quyết, cần viết thư/email trả lời. Khi đó, chỉ cần ghi rõ vào giấy viết thư/email rồi lên lịch gửi, hoặc kẹp vào sau thư đến là được. Như vậy, có thể bớt được giấy tờ không phải lưu trữ, mà những điều ghi chú cần giải quyết không thất lạc. Không cần phải dùng máy chữ để đánh lại những điều ghi chú cần giải quyết đó, mà chỉ cần dùng bút viết lại những điều ghi chú giải quyết thật rõ ràng là được.

Thiệp chúc mừng: Nên mua sẵn những tấm thiếp chúc mừng, như thiếp chúc mừng sinh nhật, thiếp thăm hỏi, thiếp chúc mừng nhân các ngày lễ, Tết,… để khi cần có dùng ngay.

7. Sắp xếp việc nhà.

Vật về chốn cũ: Cần tạo thói quen để tất cả những vật dụng sau khi dùng xong, phải trở lại chỗ cũ, đồng thời nhắc nhở người nhà cũng làm như vậy. Nếu hàng ngày như vậy, sẽ đỡ thời gian thu dọn và cũng đỡ lãng phí thời gian phải tìm kiếm.

Giải quyết vụn vặt trong nhà: Giải quyết kịp thời những việc vụn vặt trong nhà sẽ tốn rất ít thời gian. Ví dụ, quần áo nếu để cuối tuần mới giặt sẽ tốn cả thời gian nghỉ cuối tuần có khi còn hỏng quần áo; Ngược lại, nếu trước khi ăn sáng đem bỏ quần áo cần giặt vào máy giặt, thì sau khi ăn sáng xong đã có thể hong khô quần áo hoặc chuyển sang máy vắt vắt sạch,…

Thành thạo sử dụng các đồ trong nhà: Các đồ dùng trong nhà nếu quả thực tiết kiệm được thời gian và công sức cho ta, thì nên dùng nó thật hợp lý, nhưng không được dùng lung tung. Khi dùng máy xay xong phải rửa sạch ngay và lau khô, thời gian tiêu phí có thể không khác dùng dao thái băm hành tỏi. Không để các loại dụng cụ máy móc vào rửa chung với máy rửa bát đĩa. Những thứ phải dùng ngay như ấm trà, dao thái, bình nấu sữa,… dùng xong phải lập tức cọ rửa sạch.

Dự phòng thời gian đề phòng bất trắc: Mỗi ngày cần phải để ra một ít thời gian để ứng phó với những sự việc, sự cố, những việc khẩn cấp xảy ra ngoài ý muốn. Có những việc, bất kể cho dù ta sắp đặt cẩn thận trước thế nào, bất kể ta để chừa thời gian để phòng lỡ việc, nhưng không thể lường hết được, có thể cần thời gian tiêu tốn vẫn nhiều hơn dự tính.

Tính toán thời gian làm việc chuẩn bị: Một công việc chỉ cần làm trong nửa giờ, tại sao lại phải tiêu tốn thời gian gấp đôi? Có thể là ta mới chỉ tính toán tới thời gian làm thực tế, mà chưa tính đến thời gian chuẩn bị và các khâu cần thiết khác? Ví dụ thời gian mang ra, mang về, hoặc thời gian đến cửa hàng mua bán những thứ phát sinh cũng phải tính gộp vào đó,…

Chia việc ra mà làm: Nên đem những công việc phức tạp chia ra mà làm. Nếu sắp xếp chỉnh lý tất cả các tủ trong nhà có thể phải làm trong vài ngày, nhưng nếu chỉ dọn dẹp, sắp xếp cho một tủ, có thể chỉ cần 15 phút đến 20 phút.

8. Đón tiếp khách đến chơi nhà.

Mẹo che giấu lỗi: Giả dụ buổi tối có khách đến chơi nhà. nhà cửa lại không được gọn gàng sạch sẽ lắm, nên bật đèn nền sàn, điều chỉnh ánh sáng đèn cho tối bớt, bê lên trà ngon, bật máy hát. Như vậy, chỉ cần bụi bặm và các chỗ lộn xộn trong nhà không quá lắm, thông thường khách không chú ý đến đâu.

Chú ý trình tự trước sau: Làm tốt công tác vệ sinh cơ bản. Ví dụ, sau khi quét dọn nhà xong, nên tập trung thu dọn sắp xếp những đồ dùng dễ đập vào mắt nhất. Chỉ cần sắp xếp gọn gàng, làm sạch bề mặt đồ dùng, lau bóng những đồ dùng gia đình tốt nhất là bộ mặt trong nhà đã thay đổi hẳn.

Trang điểm bộ mặt: Khéo léo lợi dụng những cảm giác sai, có thể che được con mắt của khách mời. Ví dụ lau thật sạch những chiếc ghế tựa màu trắng, khách sẽ cho rằng các ghế tựa màu đen cũng sẽ rất sạch. Giả dụ trên thảm có thêu hoa vân nổi, ta đem lau sạch những hoa vân nổi đó, để nó thật chỉnh tề bằng phẳng sạch sẽ, khách có thể sẽ cho rằng những đồ dùng khác cũng sạch sẽ chỉnh tề như vậy.

Quét dọn lần cuối: Trước khi khách đến, cần phải quét dọn vệ sinh một lần cuối nhà cửa và buồng vệ sinh. Dùng thuốc tẩy rửa cọ sạch cửa sổ, dùng khăn lau lau nhanh mặt tường buồng tắm và dụng cụ vệ sinh, sau đó cọ rửa sạch.

9. Làm một số việc chuẩn bị trước lúc ngủ.

Chuẩn bị cho sáng hôm sau: Trước khi đi ngủ làm sẵn một số việc chuẩn bị có thể tránh cho sớm hôm sau khỏi xảy ra tình hình lộn xộn. Thí dụ như viết sẵn một mẩu giấy thống kê quần áo cần lấy ra mặc, chuẩn bị bữa cơm trưa, phân phát tiền cho bữa trưa,… Như vậy, thời gian tốn không có bao nhiêu, nhưng có thể giúp có được chuẩn bị tốt để đón một ngày mới nhàn rỗi hơn.

Bày sẵn đồ dùng trong bữa sáng: Cơm tối xong, khi thu dọn bếp tiện thể bày sẵn những đồ dùng bữa sáng hôm sau. Đem mứt quả, mì sợi và những thực phẩm khác không cần để tủ lạnh để sẵn ra, để sáng sớm hôm sau đỡ tốn nhiều thời gian công sức.

10. Cuộc sống ít ồn ào tạo thoải mái.

Trở về chỗ ở vui vẻ: Sáng sớm để ra một ít thời gian thu dọn giường chiếu, thu dọn sạch sẽ nhà bếp rồi mới ra khỏi nhà. Khi về nhà, sẽ cảm thấy vui vẻ tự tại, cũng là làm gương cho những người khác trong nhà.

Giá để đồ cá nhân: Ở gần cửa lớn đặt một cái giá hay kệ tủ nhỏ, chia cho mỗi đứa con một ngăn tủ để đồ của riêng cá nhân mỗi đứa con, để chúng cất những đồ dùng cần thiết của mình như: hộp cơm trưa, quần áo thể thao,.. để khi sáng đi ra khỏi nhà sớm, trước khi chúng rời nhà có thể nhanh chóng mang những đồ dùng cần thiết. Buổi chiều khi về nhà cũng đặt những đồ của mình lên giá hay kệ tủ riêng. Ngoài ra, chừa lại một ngăn để bày những sách mượn đọc từ thư viện, và dặn các cháu khi đọc xong sách lại để trở lại giá sách. Như vậy có thể tiết kiệm được không ít thời gian công sức.

Chuẩn bị tiền lẻ: Ở một chỗ thuận tiện đặt một cái đĩa (hoặc một cái hộp),… để đựng tiền lẻ. Mỗi ngày tiền lẻ mua hàng còn lại, đựng vào chỗ đó, để khi người nhà đi ra ngoài cần tiền lẻ là có chỗ lấy ngay, không phải chạy khắp nơi đi tìm nữa.

11. Phân chia việc nhà.

Phân chia việc nhà như thế nào? Căn cứ vào tình hình thảo luận của người nhà về công việc mà mỗi người thích làm nhất. Có người ghét rửa khay đĩa, nhưng lại không để ý đến việc lấy đĩa từ trong máy rửa bát đĩa ra. Tranh luận với họ, chẳng bằng phân cho mỗi người những việc mà họ muốn làm.

Đừng lấy tư cách chủ nhà: Đừng tỏ thái độ chủ nhà. Khi trẻ nhỏ nhận làm việc, hãy cứ để cho chúng tiếp tục làm theo cách của mình, và chịu trách nhiệm về việc làm của mình, không nên quá chú ý giám sát chúng.

Tập trung tư tưởng vì lợi ích chung: Trên cơ sở ý kiến tập thể của cả nhà để duy trì mức chuẩn bị công việc của mỗi người. Khi phát hiện thấy có việc làm chưa tốt, cần phải nhẫn nại, nhường cho các thành viên gia đình khác phê bình, sau đó để họ tự đi giải quyết vấn đề.

Hiệu chỉnh kỳ vọng: Không nên kỳ vọng quá cao. Sau khi từng người trong nhà tự nguyện đảm nhận công việc của mình, họ đều có quyền quyết định công việc phải làm tốt như thế nào? Nếu chỉ có một mình mình yêu cầu một công việc nào đó phải làm tốt hơn, thì phải kiểm tra lại kỳ vọng của bản thân mình, xem xem có phải chỉnh lại không? Như vậy, có thể khiến cho mọi người trong nhà sẽ càng đồng tâm hiệp lực mà làm việc.

12. Tìm người giúp đỡ.

Nhờ người làm/người giúp việc làm giúp: Nếu trong một thời gian thích hợp vẫn chưa thể làm tốt việc nhà, có thể tìm người làm giúp. Cho dù mỗi tuần chỉ nhờ người làm giúp 3 giờ việc nhà, thì cũng đạt được kết quả không thể tưởng tượng nổi.

Nhờ bạn bè hay người hàng xóm làm giúp: Nếu mời không được nhân viên chuyên nghiệp làm giúp việc liên quan trong nhà, đừng ngại động não tìm người làm giúp. Một số học sinh hay người hàng xóm có thể làm giúp một hai việc nhà, thí dụ quét dọn nhà cửa, là quần áo, lau chùi cửa hoặc đến cửa hàng tạp hoá gần đó mua hộ đồ,…

13. Để những đứa con chia sẻ công việc nhà.

Bền bỉ huấn luyện: Bất kể việc nhà nào cũng đều phải làm theo từng bước, phải hướng dẫn trẻ làm như thế nào, đừng tưởng làm mẫu một lần, là chúng có thể làm tốt ngay. Phải ghi những bước sau: làm mẫu, hướng dẫn, huấn luyện. Mỗi việc sau khi con trẻ làm xong phải kiểm tra và khen chúng.

Định thời hạn: Phải định rõ thời hạn hoàn thành mọi công việc, như là thời gian trước lúc đi học, trước bữa cơm tối. Trẻ nhỏ sau khi ăn cơm tối thông thường sẽ rất mệt, đừng để chúng gác công việc đến tối mới hoàn thành.

Cùng nhau làm việc: để trẻ nhỏ tuổi nhất cũng tham gia làm việc nhà. Như vậy, sẽ thúc đẩy tiến độ công việc được nhanh hơn và chúng cũng cảm thấy mình cũng làm một thành viên trong nhà.

Nam nữ bình đẳng: không nên phân chia ra việc này của con gái làm, việc kia của con trai làm, mà vẫn chia đều con trai con gái làm một lượng công việc bằng nhau.

Phân phối công việc: Để cuối tuần các con thử làm một bữa ăn sáng đơn giản. Muốn vậy trước hết phải liệt kê một bản phân phối công việc, để chúng theo đó mà làm. Những việc lớn có thể chia nhỏ ra mà làm dần. Khi phân công công việc, phải chú ý tuổi tác và khả năng của mỗi đứa để phân công cho phù hợp.

Thu dọn giường chiếu: Đối với trẻ 6 tuổi, ít nhất cũng có thể thu dọn giường chiếu của mình. nếu sắp xếp chưa ngay ngắn lắm cũng không sao. Dùng chăn mút, chăn nhung nhẹ thay cho chăn bông nặng để trẻ thu dọn đỡ tốn sức.

14. Trẻ 5 tuổi đã có thể giúp làm việc nhà.

Ở độ tuổi này, trẻ đã có thể bắt đầu tham gia vào các công việc nhà đơn giản. Điều này không chỉ giúp bạn giảm bớt gánh nặng mà còn giúp trẻ phát triển tính tự giác và trách nhiệm. Dưới đây là một số nhiệm vụ mà trẻ 5 tuổi có thể thực hiện:

Thu dọn giường chiếu: Mỗi ngày, trẻ có thể tự thu dọn giường chiếu của mình. Ban đầu, có thể việc này sẽ được thực hiện qua loa, nhưng dần dần trẻ sẽ làm tốt hơn.

Quản lý quần áo: Trẻ có thể để quần áo sạch vào tủ hoặc ngăn kéo và bỏ quần áo bẩn vào làn hoặc chỗ để quần áo cần giặt.

Tưới cây: Trẻ có thể tưới nước cho cây cảnh trong nhà và thu dọn đồ chơi về đúng chỗ sau khi chơi xong.

Chăm sóc vật nuôi: Nếu nhà có nuôi vật cảnh như chó, mèo, cá cảnh, trẻ có thể giúp cho chúng ăn, dọn dẹp chuồng (với sự giám sát của người lớn) và nhắc nhở trẻ làm những công việc này đều đặn.

Tham gia bày bàn ăn: Trước bữa ăn, trẻ có thể giúp bày bàn với những việc đơn giản như đặt đĩa, ly hoặc dĩa.

Thu dọn bàn ăn: Sau bữa ăn, trẻ có thể giúp thu dọn bàn ăn, mỗi ngày thực hiện một công việc nhỏ như dọn bát đĩa, lau bàn, hoặc sắp xếp ghế.

15. Trẻ 10 tuổi có thể giúp làm những việc nhà.

Khi trẻ lớn hơn, các nhiệm vụ có thể trở nên phức tạp và đòi hỏi trách nhiệm hơn. Dưới đây là một số công việc mà trẻ 10 tuổi có thể đảm nhận:

Dọn dẹp sọt rác và gạt tàn thuốc lá: Trẻ có thể đảm nhận việc làm sạch và dọn dẹp rác cũng như gạt tàn thuốc lá trong nhà.

Bỏ thùng rác ra ngoài: Trẻ có thể giúp mang thùng rác ra ngoài đúng giờ quy định.

Dùng máy hút bụi: Trẻ có thể sử dụng máy hút bụi để làm sạch nền nhà và thảm sàn nhà.

Cọ rửa nền nhà bếp: Trẻ có thể giúp cọ rửa và làm sạch sàn nhà bếp.

Ủi quần áo: Trẻ có thể ủi quần áo của bản thân và các khăn ăn, khăn bàn trong nhà.

Lau sáng đồ vật: Trẻ có thể lau sáng các đồ vật bằng bạc, đồng, đồng đen để giữ chúng luôn sáng bóng.

Rửa xe và hút bụi buồng xe: Nếu có xe, trẻ có thể giúp rửa xe và hút bụi buồng xe.

16. Thanh lý đồ dùng linh tinh.

Để ở chỗ nào: Trước khi mua đồ dùng, phải nghĩ trước xem để đồ dùng đó ở đâu. Nếu trong đầu chưa xác định rõ được chỗ để, thì tốt nhất đừng mua thêm về nữa.

Thùng đựng đồ linh tinh tạm thời: Những đồ linh tinh nhặt được trong nhà nên để gọn lại trong một chỗ, ví dụ như một chiếc vớ, một chiếc găng tay, và một số linh kiện phụ tùng dụng cụ máy móc quan trọng nhưng chưa biết để đâu như linh kiện, ốc vít, cờ lê… đều nên tạm thời để vào một cái hòm (túi) đựng đồ linh tinh. Rồi vào lúc rảnh rỗi đem ra phân loại, để người nhà mang đồ vật của mình đi. Đối với những thứ không cần nữa thì vứt đi.

Những đồ vật liên quan đến nhau: Có thể để những đồ vật liên quan đến nhau, như vợt tennis, bóng tennis, giày thể thao và những thứ cần dùng cho việc chơi tennis hay Pickleball,… để vào một chỗ. Những thứ như dao thái thịt chín, dĩa, dụng cụ mài dao,… cũng nên để cùng một chỗ, không nên để vào các chỗ lính tỉnh để lúc tìm không được.

Những đồ vật nào cần vứt bỏ: Định kỳ bỏ các đồ vật dụng trong nhà ra sắp xếp lại, những thứ không dùng đến thì vứt đi.

Có thể giúp các bạn một chuẩn mực tham khảo: Khi người trong nhà không còn để ý đến một vật trang trí (ví dụ như bức tranh treo tường) cũng có thể đến lúc vứt bỏ nó đi. Cũng có thể dùng phương pháp một vào một ra để xử lý, như mỗi khi trong nhà mua thêm một đồ vật mới, thì nên bỏ đồ vật cũ cùng loại đi.

Đừng nên tự mình quyết định: Lưu ý! Chưa được sự đồng ý của chủ nhân không nên vứt bỏ đồ vật của họ đi. Có thể nhắc nhở, đề nghị với người trong nhà, khích lệ họ vứt bỏ một số đồ vật nào đó, nhưng đừng nên bắt ép họ phải tuân theo mình, điểm này hai bên phải phối hợp, đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên đều nên làm như thế.

Chớ do dự đưa ra quyết định: Đối với đồ dùng của bản thân phải dứt khoát, quyết vứt bỏ những thứ hỏng từ trước tới giờ không dùng, dù những thứ có dùng được không, cũng kiên quyết loại bỏ. Vì để chúng lại chỉ tổ chiếm chỗ, lại còn mất thì giờ làm vệ sinh sắp xếp dọn đi dọn lại chúng.

Từ ngoài vào trong: Nếu đột nhiên thấy hứng thú đi dọn dẹp lại nhà cửa, thì trước hết bắt tay làm từ bên ngoài nhà. Cẩn thận thanh lý những đồ dùng chất đống đầy trong nhà, rồi mới dọn dẹp đến các tủ chất đầy đồ đạc. Ngược lại, nếu dọn dẹp các tủ trước, thì chỉ làm rối loạn thêm gấp bội mà thôi.

Mỗi lần chỉ làm trong vòng một giờ: Nếu phải dọn dẹp một tủ chất đầy đồ đạc, nên định thời hạn làm trong một giờ, viết vào bản chương trình công tác mỗi tuần. Không nên nghĩ làm một lần là xong mọi việc, khi đến giới hạn thời gian nghỉ thì dừng lại, lần sau lại bố trí một giờ để làm tiếp, cứ như vậy lần lần làm xong mọi việc mới thôi.

Chia làm 4 loại: Để giảm bớt rối loạn, khi thu dọn tủ nên để cạnh 4 cái ngăn tủ, để phân loại đồ đạc không nên đồ đạc để lại chỗ cũ, trên ngăn tủ dán nhãn hiệu như “dùng cho từ thiện”, “đồ hỏng”, “để chỗ khác”, “chờ quyết định”.

Đồ đựng chứa các vật nhỏ linh tinh: Đặt ở một nơi thuận tiện đồ đựng những thứ nhỏ, tránh tiện tay bạ đâu để đấy hoặc làm mất. Ở gần cửa đóng một cái móc để treo những chìa khoá khi đi ra ngoài, ở trên bàn trang điểm đặt một cái hộp để tiền lẻ hay vòng tay, trên bàn làm việc đặt một chiếc ca cắm bút,…

Đối phó với thành viên lười trong gia đình: Nếu như trong gia đình có người không thích sạch sẽ gọn gàng, thì đem tất cả đồ dùng anh ta vứt linh tinh vào một cái thùng giấy lớn. Khi họ cần tìm thứ đó, để họ đến thùng giấy mà lấy.

Trong nhà để một góc chuyên để sổ sách theo dõi giải quyết các việc sự việc trong gia đình. Có thể đặt một giá để các cặp tài liệu dạng hộp, một cái bàn thiết kế hết sức đặc biệt, hoặc dùng một quyển sổ dùng ghi chép các việc trong gia đình thiết kế chuyên. Bạn nên mua một tủ công văn loại nhỏ để đựng các văn kiện giấy tờ cũng được.

Liệt kê tất cả các văn kiện, ghi chép thấy cần giữ lại. Biểu thống kê này có thể rất dài, đại thể gồm: Hộ chiếu, thẻ bảo hiểm, chứng minh thư, căn cước công dân, bản kết toán tháng ở ngân hàng, thẻ tín dụng, thẻ rút tiền, văn tự nhà, hợp đồng lao động quan trọng, giấy tờ kế hoạch nghỉ hưu… Trên mỗi văn kiện giấy tờ, ghi rõ cần bảo quản giữ gìn trong bao lâu.

Đem huỷ bỏ các văn kiện giấy tờ không dùng đến nữa. Nếu muốn bảo tồn lại đồ vật, việc này hết sức nan giải. Trước hết phải tự hỏi mình xem có lý do gì giữ chúng lại không? Có thể tái sử dụng không? Rồi hãy quyết định.

Tác giả: Hoàng Kim


Tài liệu tham khảo:

[1] Baloch, J. R. (1997). “Strategic management of the family business: Past research and future challenges”. Family Business Review.

[2] Daspit, J., & Long, R. G. (2017). “A Strategic Management Perspective of the Family Firm: Past Trends, New Insights, and Future Directions”. Journal of Managerial Issues.

[3] Chua, J. (2005). “Trends and Directions in the Development of a Strategic Management Theory of the Family Firm”. Entrepreneurship Theory and Practice.

[4] Pounder, P. (2015). “Family business insights: an overview of the literature”. Journal of Family Business Management.

[5] Siaba, S., & Rivera, B. (2024). “The evolution of the field of family business research over a decade (2012–2022)”. Small Business Economics.

[6] McGregor, S. L. T. (2003). “A new research framework for family resource management applied to financial preparedness of mid-life working couples”. International Journal of Consumer Studies.

[7] Pol, L. (1986). “The family life cycle concept revisited: a need for new considerations”. Journal of Consumer Studies and Home Economics.

[8] Furstenberg, F. (2010). “On a New Schedule: Transitions to Adulthood and Family Change”. The Future of Children.

[9] Falkingham, J. (2014). “The effects of post-retirement marital disruption on intergenerational exchanges, and the obligations of mid-life adult children to care”. SSRN Electronic Journal.

[10] O’Driscoll, M. (2008). “Interface Between Work and Family Responsibilities: The Mid-Life Family Transactions Project”. Labour, Employment and Work in New Zealand.

[11] Neal, M. (2008). “Development of a Typology of Dual-Earner Couples Caring for Children and Aging Parents”. Journal of Family Issues.

[12] Coehlo, D. (2013). “My Nest is Full: Intergenerational Relationships at Midlife”. Incorporating a life course perspective.

[13] Osunde, C. (2017). “Family businesses and their contribution to global GDP”. European Commission, Enterprise & Industry Directorate-General.

[14] Valenza, M., et al. (2021). “Comparative bibliometric study on small and medium-sized family businesses”. Small Business Economics.

[15] Henkens, K. (2014). “Family Histories and Women’s Retirement: The Role of Childbearing and Marital Experiences”. SSRN Electronic Journal.

[16] McGregor, S. L. T. (2003). “Family resource management: A multi-perspective research framework”. International Journal of Consumer Studies.

[17] Furstenberg, F. (2010). “Family Change and Transitions to Adulthood”. The Future of Children.

[18] Falkingham, J. (2014). “Intergenerational exchanges and mid-life adult children’s obligations”. SSRN Electronic Journal.

[19] O’Driscoll, M. (2008). “Work and Family Responsibilities: The Mid-Life Family Transactions Project”. Labour, Employment and Work in New Zealand.

[20] Neal, M. (2008). “Dual-Earner Couples and Family Care”. Journal of Family Issues.

[21] Cổng thông tin điện tử Bộ Văn Hóa, Thể Thao và Du Lịch Việt Nam. Link https://bvhttdl.gov.vn


Bạn đang xem bài viết:
Sắp xếp thỏa đáng mọi việc trong nhà để quản lý gia đình
Link https://vnlibs.com/gia-dinh/sap-xep-thoa-dang-moi-viec-trong-nha-de-quan-ly-gia-dinh.html

Hashtag:

Từ khóa: “Quản lý gia đình”; “Sắp xếp công việc nhà”; “Hiệu quả quản lý gia đình”; “Phương pháp quản lý gia đình”; “Sắp xếp công việc hiệu quả”; “Tổ chức công việc nhà”; “Quản lý thời gian gia đình”; “Kế hoạch gia đình”; “Sắp xếp nhà cửa”; “Quản lý công việc hàng ngày”

Mọi người cũng hỏi: “Cách quản lý gia đình hiệu quả”; “Phương pháp sắp xếp công việc nhà khoa học”; “Làm thế nào để tổ chức công việc gia đình”; “Bí quyết quản lý thời gian cho gia đình”; “Kế hoạch sắp xếp công việc nhà hàng ngày”; “Hướng dẫn quản lý công việc gia đình”; “Cách tổ chức công việc nhà hợp lý”; “Phương pháp quản lý gia đình thông minh”; “Làm thế nào để sắp xếp công việc nhà hiệu quả”; “Cách lập kế hoạch công việc gia đình”