Sự thay đổi hoạt động chủ đạo và môi trường học tập

Trong bối cảnh giáo dục hiện đại, sự thay đổi hoạt động chủ đạo và môi trường học tập đóng vai trò then chốt trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Nhà trường không chỉ là nơi truyền đạt kiến thức mà còn là môi trường rèn luyện kỹ năng, phát triển tư duy sáng tạo và xây dựng nhân cách cho học sinh.

Việc thay đổi này không chỉ đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy và quản lý lớp học. Bài viết này tại VNLibs.com sẽ đi sâu vào phân tích những thay đổi quan trọng trong hoạt động chủ đạo và môi trường học tập, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

1. Đặc điểm đời sống nhà trường tiểu học.

Nhà trường với tư cách là một thiết chế hiện thực hóa sứ mệnh của nền giáo dục trong đời sống kinh tế – xã hội tham gia trực tiếp đào tạo, giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường còn được coi là tế bào chủ chốt của bất kỳ hệ thống giáo dục nào từ trung ương đến địa phương.

Nhà trường là tổ chức giáo dục cơ sở của hệ thống giáo dục quốc dân, trực tiếp tiến hành quá trình giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục; là một tổ chức giáo dục chuyên biệt, có nội dung, có chương trình, có phương tiện và phương pháp hiện đại, do một đội ngũ các nhà sư phạm đã được đào tạo chu đáo thực hiện; là môi trường giáo dục thuận lợi, có một tập thể học sinh cùng nhau học tập và rèn luyện. Chất lượng của giáo dục và đào tạo chủ yếu do nhà trường đảm nhiệm.

Chức năng chủ yếu của nhà trường là dạy học và giáo dục, chức năng đó cần được quy chế hoá một cách chặt chẽ thông qua kế hoạch dạy học và giáo dục. Việc xây dựng nề nếp dạy và học nhằm mục đích đảm bảo các kế hoạch, quy chế đào tạo). Trên cơ sở các kế hoạch, quy chế đó mà xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh, hấp dẫn với kỷ luật tự giác và tình cảm trách nhiệm cao, xây dựng mối quan hệ cộng tác, giúp đỡ, học hỏi lẫn nhau của giáo viên và học sinh, cũng như khơi dậy và khuyến khích tính tự giác, tích cực, chủ động trong học tập và sáng tạo của học sinh. Mục đích cuối cùng của hoạt động này là nâng cao chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục – dạy học trong nhà trường.

Nhà trường tiểu học không nằm ngoài chức năng và nhiệm vụ như đã nêu trên. Điều đặc trưng nhất tạo ra sự khác biệt giữa nhà trường tiểu học và trường mầm non chính là tính kỷ cương, tính tự giác và tính trách nhiệm đối với các nhiệm vụ học tập. Môi trường vật chất của nhà trường cũng khác nhiều so với trường mầm non: lớp học với những bàn ghế luôn được xếp ngay ngắn, bảng đen cố định treo trên tường, không có đồ chơi hay các sản phẩm tạo hình đầy màu sắc,…

Nếu trường mầm non gần giống với môi trường gia đình của trẻ, thì trường tiểu học là nơi làm việc và học tập có tính hành chính. Nhìn vào môi trường này, thấy ngay được học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Ngoài ra tính chất quan hệ giữa giáo viên và học sinh trong nhà trường tiểu học cũng tạo nên sự khác biệt. Sự khác biệt giữa hai môi trường này tạo ra yếu tố tích cực là làm cho trẻ háo hức tìm hiểu nhà trường, muốn đến trường đến lớp,… Tuy nhiên, nó cũng mang lại cho trẻ không ít khó khăn trong những thời gian đầu khi bắt đầu đi học.

2. Những khó khăn của trẻ ở lớp đầu tiên của bậc tiểu học.

Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của lứa tuổi mầm non là hoạt động vui chơi. Hoạt động này ra đời phù hợp với đặc điểm tâm lý của độ tuổi này là tính không chủ định, tính dễ xúc cảm và tính hình tượng trong hoạt động tâm lý. Chính vì vậy, trẻ mẫu giáo chỉ làm những gì mình thích, không muốn là không làm. Đến cuối tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi không đáp ứng được nhu cầu và sự phát triển của trẻ, trẻ bước sang giai đoạn mới với hoạt động chủ đạo mới. Quá trình chuyển tiếp này cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho trẻ, đó là:

2.1. Khó khăn do thay đổi hoạt động chủ đạo.

Hoạt động chủ đạo của lứa tuổi học sinh tiểu học là hoạt động học tập. Khác với hoạt động vui chơi với nguyên tắc là thích thì chơi, không thích thì thôi, hoạt động học tập với nguyên tắc tự giác và trách nhiệm thực hiện đã làm cho đứa trẻ cần biết tuân thủ yêu cầu. Chính vì vậy, khó khăn đầu tiên đó là đặc điểm của chế độ học tập mới mẻ, như phải thức dậy đúng giờ, không được bỏ học, phải ngồi yên lặng, phải thực hiện đúng hạn bài tập ở nhà,…

Đây là khó khăn đối với trẻ, bởi vì nó thay đổi nề nếp, sinh hoạt hằng ngày của trẻ ở tuổi mẫu giáo. Nếu ở tuổi mẫu giáo trẻ được rèn luyện về nếp ăn ngủ theo giờ giấc, và được chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý đầy đủ, thì sẽ vượt khỏi được trở ngại này nhanh hơn.

2.2. Khó khăn do thay đổi tính chất quan hệ.

Khi trẻ chuyển sang lứa tuổi học sinh tiểu học, tính chất của mối quan hệ qua lại giữa giáo viên với trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với gia đình cũng thay đổi.

A. Quan hệ giữa Trẻ – Giáo viên: Dù giáo viên có niềm nở ân cần thì giáo viên vẫn luôn là người nghiêm khắc đối với trẻ, luôn đưa ra những quy tắc hành vi và luôn đánh giá trẻ,… Với các nhiệm vụ học tập luôn được đánh giá qua các điểm số và nhận xét bài làm của học sinh, giáo viên trở thành “vị quan tòa” đối với mọi việc làm của các em. Chính vì vậy, địa vị giáo viên làm cho học sinh luôn tỏ ra rụt rè trước mặt họ, có trẻ thì ngượng nghịu, có trẻ thì mất bình tỉnh,…

B. Quan hệ giữa Trẻ – Trẻ: Trong tập thể, khi trẻ phải thực hiện nhiều nhiệm vụ học tập cũng như các hoạt động khác nhau trong nhà trường, thì lúc này cũng bắt đầu có sự phân hoá giữa trẻ: trẻ thì học khá, trẻ thì kém hơn, em thì tự tin, em thì tự ti… Bản thân trẻ cũng biết tự đánh giá mình, và tự nhận ra những đặc điểm này của bản thân. Các em bắt đầu chơi với nhau theo hứng thú, sở thích, hoạt động…, có nghĩa là trẻ đã có xu hướng và chủ đích trong kết bạn. Trong sự phân hóa về quan hệ cũng như năng lực này, giáo viên phải biết điều hoà các mối quan hệ ấy, không quá khen những em khá và biết động viên kịp thời những em yếu kém. Phải đối xử công bằng với tất cả mọi trẻ, làm sao cho chúng cảm thấy lớp học không phải là nhóm người xa lạ mà là một tập thể thiện ý và chu đáo của những bạn cùng học.

C. Quan hệ giữa Trẻ – Gia đình: Trong gia đình, trẻ có trách nhiệm và quyền hạn mới, có những nhu cầu đòi hỏi mới mà gia đình phải thoả mãn trẻ. Đại bộ phận các gia đình đều tôn trọng và thoả mãn nhu cầu này của trẻ. Nhưng nhiều khi trẻ em đã Hạm dụng điều này và có những yêu sách không chính đáng bởi vì trung tâm của gia đình là trẻ. Vì vậy gia đình cần kết hợp sự (chú ý đến học sinh lớp một với việc chỉ ra cho trẻ thấy những quyền lợi và sự chăm sóc những thành viên khác cũng không kém phần quan trọng. Người giáo viên cần hỗ trợ gia đình và phải có thái độ giao tiếp mềm dẻo, biết động viên, khích lệ đúng mức để tạo cho các em có khả năng hòa nhập, thích ứng tốt với 1 môi trường mới.

2.3. Khó khăn do hứng thú chỉ dừng ở đặc điểm bề ngoài của hoạt động.

Do trẻ chỉ hứng thú với đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập nên hứng thú đó dễ mất đi. Nhiệm vụ của người giáo viên là cần phải làm cho trẻ hứng thú với chính quá trình học tập, với sự hấp dẫn của nội dung tri thức. Khó khăn này có nhiều nguyên nhân:

– Lúc đầu do trẻ chỉ hứng thú với đặc điểm bên ngoài của quá trình học tập, như thích vẻ bên ngoài của người học sinh, thích có cặp sách mới, hộp bút mới… và chỉ sau vài hôm thôi, cặp sách, hộp bút trở nên cũ, không còn lôi cuốn nữa. Chính vì thế, hứng thú dừng ở “cái vỏ” của hoạt động học tập thì không bao giờ bền vững.

– Nội dung học tập quá dễ hoặc quá khó đối với học sinh. Khả năng của học sinh trong cùng một lớp rất khác nhau, có những trẻ đã biết khá nhiều trước khi đi học nên khi vào học không thấy có gì mới mẻ hấp dẫn, nhưng đối với một số trẻ khác thì kiến thức có thể lại quá khó nên cũng gây ra sự chán nản học tập.

– Do phương pháp dạy trẻ của giáo viên chưa phù hợp. Lứa tuổi học sinh tiểu học là lứa tuổi hiếu động và hồn nhiên nhất. Hơn nữa, trẻ ở tuổi nhi đồng vừa mới chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập, nên trẻ chưa thể thích nghi ngay với hoạt động học tập. Nếu giáo viên không có cách dạy phù hợp mà lại quá cứng nhắc, áp đặt, mệnh lệnh, dạy học không phát huy được tính chủ động của học sinh… sẽ khiến cho các em chán nản. Vì vậy, giáo viên cần có những phương pháp dạy học tích cực, phát huy được tính chủ động và sáng tạo của các em cũng như là có thái độ tích cực đối với việc học tập.

3. Những cái tổ tâm lý dưới ánh hưởng của hoạt động học tập.

Trò chơi mất dần vai trò hàng đầu, tuy nó vẫn tiếp tục giữ một vị trí quan trọng trong đời sống của trẻ. Tuy nhiên, hoạt động học tập mới có thể thỏa mãn nhu cầu nhận thức của trẻ. Tham gia vào hoạt động học tập, trẻ phải tuân thủ theo thời gian học tập nghiêm túc với những yêu cầu của hoạt động này. Điều này, buộc trẻ phải tự điều khiển bản thân mình theo những điều “cần phải” chứ không phải theo ý muốn chủ quan, và qua đây, trẻ nắm bắt được những chuẩn mực đạo đức, quy tắc hành vi và kiến thức, nhờ đó trẻ mới phát triển nhân cách của chính mình.

Đại đa số trẻ em được chuẩn bị sẵn sàng về mặt tâm lý để đến trường phổ thông. Chúng muốn đến trường để xem nhà trường có gì khác so với ở nhà và ở trường mẫu giáo. Điều này, cũng rất quan trọng ở cả hai mặt:

– Nó giúp trẻ nhanh chóng chấp nhận những yêu cầu của 1 giáo viên có liên quan đến những quy tắc hành vi trong lớp, đến 1 những chuẩn mực của những quan hệ với bạn bè, đến thời gian 1 biểu hằng ngày. Ngay từ đầu, người lớn nên giải thích cho trẻ một cách rõ ràng và thống nhất về quy tắc hành vi của người học sinh trong giờ học, ở nhà, nơi công cộng… Đây là việc cần thiết t để tổ chức cuộc sống cho trẻ. Sự không ổn định và không xác định rõ của những yêu cầu này, làm cho trẻ không cảm thấy được tính chất độc đáo trong giai đoạn này của cuộc đời, và nó sẽ làm mất hứng thú học tập của trẻ.

– Giúp trẻ có thái độ tích cực chung đối với quá trình lĩnh hội tri thức và kĩ năng. Ở trẻ, thái độ này được biểu hiện qua tính tò mò, hứng thú lập luận, lý lẽ đối với những cái xung quanh. Trẻ chưa có hứng thú nhận thức đối với bản thân tài liệu học tập, mà chỉ hứng thú đối với quá trình nhận thức nói chung (giáo viên tích cực sử dụng hứng thú này trong những giờ học đầu tiên).

Việc học tập tại trường, tham gia lao động ở trường và ở gia đình giúp cho các em bước đầu biết cách lập kế hoạch hoạt động (biết làm cái gì trước, cái gì sau, xác định mục đích trước khi hành động…). Cần phải duy trì và phát triển sự tiếp thu có tính chất trực giác của trẻ về giá trị của bản thân tri thức, từ những bước đầu tiên của việc dạy học ở trường, phải bằng cách nào đó hình thành ở trẻ hứng thú nhận thức đúng đắn như là cơ sở của hoạt động học tập.

Như vậy, nét đặc trưng của giai đoạn đầu của cuộc sống ở nhà trường là trẻ phải tuân thủ những yêu cầu mới của giáo viên, những yêu cầu điều chỉnh hành vi của trẻ ở lớp học, ở nhà và trẻ cũng bắt đầu quan tâm đến nội dung của bản thân những môn học.

Ở trẻ em, bắt đầu hình thành hành động học. Hành động học phải được xem như là đối tượng để lĩnh hội, sau đó trở thành phương tiện để tiếp thu tri thức, khái niệm khoa học. Cách học vừa là tiền đề, công cụ, phương tiện; vừa là mục đích và kết quả của dạy học. Hoạt động học bắt đầu nảy sinh vào lớp một và hai, hình thành vào lớp ba và lớp bốn và dẫn định hình ở lớp năm.

A. Ví dụ thực tế.

Chương trình giáo dục phổ thông mới: Từ năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, tập trung vào phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh. Chương trình này đã được áp dụng tại nhiều trường học trên cả nước và nhận được phản hồi tích cực từ giáo viên và học sinh.

Ứng dụng công nghệ trong giáo dục: Nhiều trường học tại Việt Nam đã áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, như sử dụng bảng tương tác, phần mềm học tập trực tuyến và hệ thống quản lý học tập (LMS). Ví dụ, tại TP.HCM, các trường học đã triển khai hệ thống học tập trực tuyến để hỗ trợ học sinh trong thời gian dịch COVID-19.

B. Số liệu minh chứng.

Tỷ lệ hoàn thành cấp học: Theo báo cáo của UNICEF, tỷ lệ hoàn thành cấp tiểu học ở Việt Nam đạt 97%, cấp trung học cơ sở đạt 92%, và cấp trung học phổ thông đạt 80% vào năm 2022.

Chất lượng giáo dục: Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong các kỳ thi quốc tế. Trong kỳ thi PISA 2012, học sinh Việt Nam xếp hạng 17 về Toán, 8 về Khoa học và 19 về Đọc hiểu. Điểm trung bình của học sinh Việt Nam trong môn Toán là 511, cao hơn mức trung bình quốc tế là 494. Trong môn Đọc hiểu, điểm trung bình của học sinh Việt Nam là 508, so với mức trung bình quốc tế là 496.

Kiểm định chất lượng giáo dục: Số lượng cơ sở giáo dục đại học được kiểm định, tính đến tháng 8 năm 2024, có 204/239 cơ sở giáo dục đại học tại Việt Nam đã được kiểm định chất lượng giáo dục, đạt tỷ lệ 85,35%. Các trường đại học đạt chuẩn quốc tế, trong năm 2024, có 11 trường đại học tại Việt Nam được công nhận đạt chuẩn quốc tế, bao gồm Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV), Đại học Bách Khoa Hà Nội, và Đại học Khoa học Tự nhiên (ĐHQG-HCM)

Tác giả: Nguyễn Thị Mỹ Lộc


Tài liệu tham khảo:

[1] Đại học Hoa Sen. (2022). “Phân tích môi trường vĩ mô, vi mô”.

[2] Nguyễn Văn Lượng. (2024). “Xây dựng môi trường học tập tích cực trong trường đại học Việt Nam: Bài học từ kinh nghiệm quốc tế”.

[3] Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thị Thu Hiền, Đàm Thị Thùy. (2024). “Sự hài lòng về môi trường học tập lý thuyết và lâm sàng của sinh viên điều dưỡng Trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương”. Tạp chí Y học Việt Nam.

[4] UNICEF. (2022). “Education Completion Rates in Vietnam”.

[5] OECD. (2012). “PISA 2012 Results: What Students Know and Can Do”.

[6] World Bank. (2024). “Higher Education Quality Assurance in Vietnam”.

[7] Ramsbotham, J., et al. (2019). “Evaluating the learning environment of nursing students: A multisite cross-sectional study”. Nurse Education Today.

[8] Erlam, G., et al. (2018). “Action research and millennials: Improving pedagogical approaches to encourage critical thinking”. Nurse Education Today.

[9] Hoang, L.V. (2013). “Translation, adaption and content validation of the DREEM instrument: a Vietnamese nursing education pilot project”. Queensland University of Technology.

[10] Truong, T.H. (2015). “Vietnamese nursing students’ perceptions of their clinical learning environment: A cross-sectional survey”. Queensland University of Technology.

[11] World Bank. (2023). “Vietnam Education Financing”.

[12] Asian Development Bank. (2022). “Vietnam: Education Sector Analysis”.

[13] UNESCO. (2023). “Education for Sustainable Development in Vietnam”.

[14] “Ministry of Education and Training of Vietnam”. (2024). Annual Education Report.

[15] Nguyen, T.T., et al. (2023). “The impact of digital transformation on education in Vietnam”. Journal of Educational Technology.

[16] Le, Q.T., et al. (2022). “Enhancing student engagement through blended learning in Vietnamese universities”. Journal of Higher Education.

[17] Pham, H.T., et al. (2023). “The role of teacher professional development in improving educational outcomes in Vietnam”. Journal of Teacher Education.

[18] Asian Development Bank. (2024). “Vietnam: Higher Education Reforms”.

[19] Nguyen, D.T., et al. (2023). “The effectiveness of online learning during the COVID-19 pandemic in Vietnam”. Journal of Online Learning.

[20] Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Việt Nam, https://moet.gov.vn


Bạn đang xem bài viết:
Sự thay đổi hoạt động chủ đạo và môi trường học tập
Link https://vnlibs.com/giao-duc/su-thay-doi-hoat-dong-chu-dao-va-moi-truong-hoc-tap.html

Hashtag: #giaoduc #kynangsong #moitruonghoctap #vnlibs #hoatdongchudao

Từ khóa: “môi trường học tập lành mạnh tiếng anh”; “môi trường học tập số”; “môi trường học tập không phù hợp”; “môi trường học tập lành mạnh là gì”; “môi trường học tập như thế nào”; “môi trường học tập tiêu cực”; “môi trường học tập mới là gì”; “môi trường học tập phù hợp”; “môi trường học tập của trẻ mầm non”; “các loại môi trường học tập”; “môi trường học tập là gì”; “môi trường học tập tốt”; “cách chọn môi trường học tập”; “môi trường học tập ảnh hưởng như thế nào”; “nghiên cứu về môi trường học tập”; “xây dựng môi trường học tập tích cực”; “vai trò của môi trường học tập”

Mọi người cũng hỏi: “Sự thay đổi hoạt động chủ đạo trong giáo dục tiểu học”; “Môi trường học tập và sự phát triển của trẻ em”; “Những khó khăn của trẻ khi chuyển từ mầm non lên tiểu học”; “Phương pháp giảng dạy hiệu quả trong môi trường học tập mới”; “Vai trò của giáo viên trong việc thay đổi hoạt động học tập”; “Tác động của môi trường học tập đến chất lượng giáo dục”; “Sự khác biệt giữa môi trường học tập mầm non và tiểu học”; “Cách xây dựng môi trường học tập thuận lợi cho trẻ em”; “Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động học tập của học sinh”; “Phương pháp giúp trẻ thích nghi với môi trường học tập mới”