Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm là gì?

Dễ nhận thấy, có nhiều quan niệm khác nhau về các giai đoạn của giao tiếp sư phạm.

Phân tích trên bình diện khái quát theo quy trình, giao tiếp sư phạm được chia ra thành ba giai đoạn: mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Theo các tác giả A.T. Kurbanova, Ph.M. Rakhmat Lina, một quá trình giao tiếp sư phạm bao gồm ba nhóm kỹ năng lớn:

– Nhóm các kỹ năng định hướng trước khi giao tiếp sư phạm.

– Nhóm kỹ năng tiếp xúc xảy ra trong quá trình giao tiếp sư phạm.

– Nhóm các kỹ năng độc đáo hướng quá trình giao tiếp sư phạm đến định hướng giá trị khác nhau mà giáo viên cần hướng đến.

Hay theo một quan niệm khác của các nhà Tâm lý học Xô Viết như A.A. Bô Dalov, V.A. Cancalich, N.v. Cu Đơ Nia, A.A. Lê-ôn-chiep thì giao tiếp sư phạm có thể được chia thành một số giai đoạn như sau:

– Giai đoạn điều khiển, điều chỉnh quá trình giao tiếp.

– Giai đoạn cuối cùng là phân tích hệ thống giao tiếp đã được thực hiện và xây dựng mô hình giao tiếp cho hoạt động tiếp theo.

Trên cơ sở đó, có thể phân tích ba giai đoạn cơ bản sau đây của giao tiếp sư phạm như một quan niệm chính thức của tài liệu:

Giai đoạn 1: Giai đoạn định hướng trước khi thực hiện giao tiếp sư phạm.

Trong giai đoạn này, người giáo viên mô hình hóa việc giao tiếp với nhóm, lớp học sinh để chuẩn bị cho việc giảng dạy sắp diễn ra. Do đó, người giáo viên phải xác định mục đích và nhiệm vụ giáo dục, hoàn cảnh tâm lý, đạo đức của lớp học sinh.

Những đặc điểm, nhân cách của chính bản thân giáo viên, hệ thống các phương pháp giáo dục và giảng dạy sẽ được sử dụng trong giao tiếp. Công việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là lập kế hoạch giao tiếp:

– Chức, năng của việc lập kế hoạch giao tiếp: Sắp đặt, xác định phương pháp, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm giao tiếp theo những phương tiện sẵn có phù hợp đối tượng, nội dung giao tiếp.

– Yêu cầu của việc lập kế hoạch giao tiếp: Xác định được mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp; Tìm hiểu thông tin về đối tượng giao tiếp; Xác định được nội dung, hình thức giao tiếp; Dự kiến phương pháp, phương tiện giao tiếp; Dự kiến các tình huống có thể xảy ra và biện pháp giải quyết; Xác định được thời gian, địa điểm giao tiếp.

Giai đoạn 2: Giai đoạn mở đầu giao tiếp sư phạm.

Giai đoạn giao tiếp mở đầu nghĩa là người giáo viên, tổ chức giao tiếp trực tiếp ở trên lớp với nhóm học sinh ngay lúc đầu tiên tiếp xúc với họ. Kế hoạch giao tiếp bắt đầu được triển khai, xem xét lại các điều kiện giao tiếp để có thể điều chỉnh kịp thời nội dung và hình thức giao tiếp, và thực hiện sơ bộ giai đoạn khởi đầu của giao tiếp như chào hỏi, tạo dựng tâm thế cho học sinh khi bước vào trọng tâm nội dung giao tiếp.

– Chức năng của giai đoạn mờ đầu giao tiếp: Nhận thức về đối tượng giao tiếp và cuộc giao tiếp; định hướng cho cuộc giao tiếp đi đúng mục đích, yêu cầu.

– Yêu cầu của giai đoạn mở đầu giao tiếp: Để quá trình giao tiếp sư phạm thuận lợi thì mờ đầu giao tiếp giáo viên cần tạo ra sự thiện cảm và tin yêu. Từ y phục đến ánh mắt, nụ cười, về dáng đi đứng, tư thế, phong cách người giáo viên cần đĩnh đạc, đường hoàng, tự tin, tạo cảm giác an toàn, gần gũi cũng nhưng kính trọng,… cần chuẩn bị nên nói những gì? Nói như thế nào với học sinh khi bắt đầu giao tiếp?…

Giai đoạn 3: Giai đoạn diễn biến giao tiếp sư phạm.

Giai đoạn điều chỉnh, điều khiển và phát triển quá trình giao tiếp. Đối với hoạt động dạy và học đó chính là hoạt động giảng bài, hỏi trả lời, giữ trật tự trong giờ giảng.

– Chức năng của giai đoạn diễn biến giao tiếp: Thực hiện mọi mục đích, yêu cầu của cuộc giao tiếp; bộc lộ sinh động và chân thực bản chất của giáo viên với học sinh.

– Yêu cầu của giai đoạn diễn biến giao tiếp: Điều cốt lõi là giáo viên giao tiếp bằng bản chất thực của mình; Có sử dụng nghệ thuật giao tiếp phù hợp. Lời nói của giáo viên cẩn súc tích, nhiều thông tin, kích thích sự động não liên tường, chú ý đến phương pháp luận, nhận thức. Các bước giao tiếp nên theo một trình tự khoa học. Ngoài lời nói. tư thế, tác phong, hành vi, điệu bộ, cử chỉ, ánh mắt, nụ cười… thì cần sử dụng các phương tiện khác để giao tiếp.

Giai đoạn 4: Kết thúc, đánh giá quá trình giao tiếp sư phạm.

Là giai đoạn giáo viên phân tích hệ thống đã được thực hiện và xây dựng mô hình giao tiếp cho quá trình giao tiếp tiếp theo với học sinh.

– Chức năng của kết thúc giao tiếp: Giáo viên kết thúc cuộc giao tiếp nhưng để lại nhiều ấn tượng tốt cho học sinh. Giáo viên đánh giá sự thành công – thất bại của cuộc giao tiếp để rút ra được bài học kinh nghiệm cho các cuộc giao tiếp lần sau.

– Yêu cầu của kết thúc giao tiếp: Giáo viên nhận thức được là đã thực hiện được nội dung, nhiệm vụ giao tiếp. Chốt lại những vấn đề chính của cuộc giao tiếp làm tăng hiệu quả giao tiếp. Đề ra được biện pháp, việc làm cho các hoạt động tiếp theo nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của học sinh.

Như vậy, muốn giao tiếp đạt kết quả thì hiểu mục đích, nội dung, cấu trúc, phương tiện giao tiếp chưa đù mà còn phải làm sao để những kỹ năng – kỹ xảo, những thủ thuật giao tiếp được sử dụng một cách linh hoạt qua từng giai đoạn.

Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn khác nhau người giáo viên cần căn cứ vào tình huống thực tế, để luân chuyển các yêu cầu cho phù hợp. Đơn cử như trong giai đoạn diễn biến, nếu cảm thấy chưa thực sự có đủ dữ kiện để phát triển quá trình giao tiếp, thì có thể linh hoạt vừa nhận thức đối tượng vừa phát triển quá trình giao tiếp.

Thông qua sự tương tác với đối tượng giao tiếp, mà giáo viên hiểu rõ hơn đối tượng và có sự điều chỉnh phù hợp hơn, so với sự định hướng ban đầu để tiến hành giao tiếp sư phạm hiệu quả.

Tác giả: Huỳnh Văn Sơn


Bạn đang xem bài viết:
Các giai đoạn của giao tiếp sư phạm là gì?
Link https://vnlibs.com/giao-tiep/cac-giai-doan-cua-giao-tiep-su-pham-la-gi.html

Mọi người cũng tìm kiếm: Ví dụ về các giai đoạn giao tiếp sư phạm; Trình bày các giai đoạn trong quá trình giao tiếp sư phạm và lấy vi dụ mình hóa; Các giai đoạn giao tiếp; Biện pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp sư phạm ở trường tiểu học; Thực trạng giao tiếp sư phạm hiện nay; Giao tiếp sư phạm la gì; Phong cách giao tiếp sư phạm; Giao tiếp sư phạm.