Căn cứ quan điểm mục tiêu phạm vi lập quy hoạch du lịch

Du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội, đã trở thành ngành kinh tế trụ cột của nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), du lịch là trụ cột của nền kinh tế nhiều quốc gia và là cứu cánh cho hàng triệu người trên thế giới, trong 20 năm qua có tốc độ tăng trưởng giá trị lớn gấp 3,2 lần (tính đến 2019).

Bên cạnh đó, du lịch còn là kênh quảng bá văn hóa, hình ảnh các quốc gia, góp phần lớn vào trong các hoạt động ngoại giao, liên kết phát triển,… ngành du lịch ngày càng được các nước lựa chọn là ngành kinh tế trọng điểm để đầu tư thúc đẩy phát triển.

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, đồng thời du lịch luôn được xác định là ngành kinh tế trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong giai đoạn từ 2013 đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng chiến lược để phát triển ngành du lịch.

Tạo động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác, làm căn cứ cho việc hoạch định các kế hoạch phát triển 5 năm, hàng năm và tạo căn cứ pháp lý cho việc xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư trong nước và nước ngoài Giai đoạn trước khi đại dịch COVID-19 xảy ra, lượng khách quốc tế đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lượt (năm 2015) lên 18 triệu lượt (năm 2019), tăng trưởng bình quân 22,7%/năm.

Đây là mức cao hàng đầu thế giới theo các báo cáo hàng năm của UNWTO. Năm 2019, tăng trưởng khách quốc tế đến Việt Nam là 16,2%, cao hơn hẳn mức trung bình toàn cầu (3,8%) và khu vực châu Á và Thái Bình Dương (4,6%). Trong khi đó, khách nội địa tăng 1,5 lần, từ 57 triệu lượt (năm 2015) lên 85 triệu lượt (năm 2019), tăng trưởng bình quân 10,5%/năm.

Du lịch đã khẳng định được vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội với tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước lên đến 9,2%; góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội; bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá; bảo vệ môi trường và giữ vững quốc phòng, an ninh quốc gia.

Xếp hạng chung về chỉ số năng lực phát triển du lịch: năm 2019, Việt Nam xếp thứ 60/140 nền kinh tế về năng lực phát triển du lịch; năm 2021, xếp thứ 52/117 nền kinh tế, tăng 8 bậc so với năm 2019. Có thể nói, du lịch từng bước vươn lên trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, thực hiện, quản lý quy hoạch, ngành du lịch còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định. Chất lượng một số quy hoạch còn hạn chế về tính dự báo, về nhu cầu và xu hướng thị trường du lịch, thiếu tính hệ thống, liên ngành. Do đó, dẫn đến tình trạng nhiều địa phương phát triển du lịch theo hướng manh mún, “mạnh ai nấy làm” mà không có sự nghiên cứu tổng thể.

Giai đoạn 10 năm tới, ngành du lịch có nhiều thuận lợi nhưng sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình phát triển. Xu thế hòa bình, ổn định, độc lập, hợp tác để phát triển là xu thế chung, ngày càng diễn ra mạnh mẽ và sâu rộng trên toàn thế giới, cùng với nó là sự phát triển của khoa học công nghệ… đã mang lại những thuận lợi lớn cho du lịch phát triển.

Tuy nhiên, cùng với nó, những biến động phức tạp về an ninh chính trị, kinh tế, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng bố… đặc biệt là dịch bệnh COVID-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến du lịch thế giới du lịch Việt Nam nói riêng. Bối cảnh như vậy, đòi hỏi ngành du lịch cần có các định hướng phát triển mới, phù hợp vai trò của du lịch trong kinh tế – xã hội.

Triển khai thực hiện Luật Quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia, trong đó quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 là một trong những nhiệm vụ quan trọng, được tiến hành nhằm cụ thể hóa những quan điểm, định hướng của Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 với hướng tiếp cận mới đảm bảo tính hệ thống, sự liên kết liên ngành, liên vùng để nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý trên toàn quốc.

Bên cạnh đó, các định hướng phát triển mới hướng tới phát huy tối đa các lợi thế cũng như tiềm năng du lịch của đất nước, hướng tới mục tiêu du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Như vậy, quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế – xã hội đất nước và có tính cấp thiết trong giai đoạn hiện nay.

1. Căn cứ lập quy hoạch.

Bao gồm, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, và chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển các ngành quan trọng.

1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

– Luật quy hoạch số 21/2017/QH14 ban hành ngày 24/11/2017;

– Luật số 28/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ban hành ngày 15/6/2018;

– Luật số 35/2018/QH14 Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ban hành ngày 20/11/2018;

– Luật du lịch số 09/2017/QH14 ban hành ngày 19/6/2017; – Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 ban hành ngày 29/6/2001;

– Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12 ban hành ngày 18/6/2009;

– Pháp lệnh số 01/2018/QH14 ngày 22/12/2018sửa đổi bổ sung 04 pháp lệnh liên quan đến quy hoạch;

– Nghị quyết 751/2019/UBTVQH14 ngày 16/8/2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích một số điều của Luật quy hoạch;

– Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng;

– Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước;

– Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

– Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;

– Nghị quyết 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

– Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27/9/2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư;

– Nghị quyết số 11-NQ/TW, ngày 10/2/2022 của Bộ Chính trị về “Phương hướng phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”;

– Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

– Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 6/10/2017 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

– Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 05/02/2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật quy hoạch;

– Nghị quyết 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 của Chính phủ về việc ban hành danh mục các quy hoạch được tích hợp vào quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật quy hoạch;

– Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;

– Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp triển khai lập đồng thời các quy hoạch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

– Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 22/01/2020của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030;

– Quyết định 1055/QĐ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

– Quyết định 283/QĐ-TTg ngày 19/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

– Quyết định 1216/QĐ-TTg ngày 05/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2050;

– Quyết định 1570/QĐ-TTg ngày 06/9/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Chỉ thị 10/CT-TTg ngày 31/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, đảm bảo trật tự an toàn xã hội trong lĩnh vực du lịch trong tình hình mới;

– Quyết định số 995/QĐ-TTg ngày 09/8/2018 của Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho các Bộ tổ chức lập quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

– Quyết định 236/QĐ-BVHTTDL ngày 21/01/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch về việc giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định 2626/QĐBVHTTDL ngày 18/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch về việc Điều chỉnh việc giao nhiệm vụ tổ chức lập quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

– Quyết định số 933/QĐ-TTg ngày 14/6/2021 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

1.2. Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, chiến lược phát triển các ngành quan trọng.

– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội 10 năm 2021-2030;

– Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030; Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

– Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

– Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

– Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Chiến lược văn hóa đối ngoại của Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.

1.3. Các căn cứ khác.

– Các chiến lược, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch ngành, lĩnh vực quốc gia, quy hoạch vùng (đã và đang được triển khai xây dựng).

2. Quan điểm, mục tiêu lập quy hoạch.

Bao gồm, quan điểm lập quy hoạch và mục tiêu lập quy hoạch.

2.1. Quan điểm lập quy hoạch.

– Bảo đảm tuân thủ nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch quy định tại Luật quy hoạch.

– Quy hoạch hệ thống du lịch phải phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) và Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045.

– Quy hoạch hệ thống du lịch phải mang tính định hướng cao, xác định việc phân bố và tổ chức không gian các hoạt động du lịch, đảm bảo quốc phòng, an ninh và bảo vệ môi trường mang tính chiến lược trên lãnh thổ quốc gia, có tầm quan trọng cấp quốc gia và có tính liên vùng.

– Bảo đảm hài hòa giữa phát triển du lịch với ổn định xã hội, bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh; tăng cường khả năng chống chịu và thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai; khai thác và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn, phát huy các di sản văn hóa, thiên nhiên.

– Bảo đảm sự liên kết, tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngành và các vùng trong cả nước; khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương.

2.2. Mục tiêu lập quy hoạch.

– Là công cụ quản lý nhà nước trong việc điều hành hoạt động phát triển du lịch, nhằm huy động, phân bổ, sử dụng hiệu quả, hợp lý các nguồn lực của quốc gia để phát triển du lịch nhanh và bền vững; là căn cứ để xây dựng các kế hoạch phát triển du lịch trung và dài hạn;

– Là cơ sở lập quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành khác; xây dựng định hướng phát triển du lịch cho các vùng, khu vực động lực, khu du lịch quốc gia và khu vực có tiềm năng khác;

– Xây dựng không gian phát triển du lịch quốc gia trên cơ sở kết nối đồng bộ hệ thống hạ tầng, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật; hệ thống khu, điểm du lịch; hệ thống sản phẩm du lịch; hệ thống doanh nghiệp du lịch; hệ thống vận chuyển du lịch; hệ thống điểm dừng nghỉ du lịch; hệ thống nhà hàng, khu vui chơi giải trí, điểm mua sắm du lịch; hệ thống các dịch vụ bổ trợ khác gắn với khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội của đất nước đảm bảo quốc phòng, an ninh.

3. Phạm vi lập quy hoạch.

Tại mục IX, Phụ lục II, Nghị định 37 hướng dẫn Luật quy hoạch và khoản c, Điều 1, Quyết định 933/QĐ-TTg ngày 14/6/2021 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 quy định Tính chất, đối tượng và phạm vi quy hoạch như sau:

– Tính chất của quy hoạch: Quy hoạch hệ thống du lịch là quy hoạch ngành quốc gia.

– Đối tượng quy hoạch: Bao gồm sản phẩm du lịch, thị trường du lịch, hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, nguồn nhân lực du lịch, hệ thống cơ sở đào tạo du lịch, tổ chức không gian du lịch.

– Phạm vi quy hoạch: Toàn bộ lãnh thổ đất liền, ven biển và các đảo có tài nguyên du lịch của Việt Nam, có xét đến mối quan hệ quốc tế.

a. Về không gian: Phạm vi quy hoạch của hệ thống du lịch là toàn bộ lãnh thổ đất liền, ven biển và các đảo có tài nguyên du lịch của Việt Nam, có xét đến mối quan hệ quốc tế.

b. Về đối tượng: Đối tượng lập quy hoạch bao gồm các thành phần của hệ thống du lịch quốc gia, bao gồm:

– Sản phẩm du lịch;

– Thị trường du lịch;

– Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch (hệ thống cơ sở lưu trú, phương tiện vận chuyển khách du lịch, cơ sở vui chơi giải trí, ăn uống …);

– Nguồn nhân lực du lịch và hệ thống cơ sở đào tạo du lịch; – Tổ chức không gian du lịch (vùng du lịch, khu vực trọng điểm phát triển du lịch, tuyến du lịch quốc gia, khu du lịch quốc gia).

c. Về phạm vi nghiên cứu: Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là quy hoạch cấp quốc gia, được thực hiện ở cấp quốc gia, cấp vùng, thể hiện tính chiến lược, có sự so sánh và đặt trong mối quan hệ tương quan với khu vực và quốc tế.

Hoàng Vĩnh Hưng


Bạn đang xem bài viết:
Căn cứ quan điểm mục tiêu phạm vi lập quy hoạch du lịch
Link https://vnlibs.com/du-lich/can-cu-quan-diem-muc-tieu-pham-vi-lap-quy-hoach-du-lich.html

Từ khóa: “Du lịch xanh”; “Du lịch văn hóa”; “Du lịch sinh thái”; “Du lịch biển”; “Du lịch núi”; “Du lịch nông thôn”; “Du lịch trải nghiệm”; “vnlibs.com”; “Du lịch nghỉ dưỡng”; “Du lịch MICE”; “Du lịch y tế”; “Du lịch thể thao”; “Du lịch ẩm thực”; “Du lịch mua sắm”; “Du lịch lịch sử”; “Du lịch tâm linh”; “Du lịch gia đình”; “Du lịch bụi”; “Du lịch độc lập”; “Du lịch kết nối”; “Du lịch thông minh”

Mọi người cũng tìm kiếm: “Căn cứ quan điểm mục tiêu trong quy hoạch du lịch”; “Xác định phạm vi quy hoạch du lịch”; “Quy hoạch du lịch dựa trên mục tiêu”; “Lập quy hoạch du lịch hiệu quả”; “Vai trò của mục tiêu trong quy hoạch du lịch”; “Phương pháp xác định mục tiêu quy hoạch du lịch”; “Quy trình lập quy hoạch du lịch theo mục tiêu”; “Tầm quan trọng của mục tiêu trong quy hoạch du lịch”; “Ảnh hưởng của mục tiêu đến phạm vi quy hoạch du lịch”; “Phân loại mục tiêu trong quy hoạch du lịch”; “Ví dụ về quy hoạch du lịch dựa trên mục tiêu”; “Các bước lập quy hoạch du lịch hiệu quả”; “Lợi ích của việc xác định mục tiêu quy hoạch du lịch”; “Thực trạng quy hoạch du lịch tại Việt Nam”; “Xu hướng phát triển quy hoạch du lịch bền vững”; “Vai trò của cộng đồng trong quy hoạch du lịch”; “Quy hoạch du lịch và phát triển kinh tế địa phương”; “Quy hoạch du lịch và bảo tồn môi trường”; “Quy hoạch du lịch và văn hóa địa phương”; “Đánh giá hiệu quả của quy hoạch du lịch”