Phương pháp lập quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam

Bao gồm 2 nhóm phương pháp ứng với 2 giai đoạn: Tiếp cận quy hoạch và lập quy hoạch. Cụ thể như sau:

1. Phương pháp tiếp cận lập quy hoạch.

Quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam là quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch lớn và có vai trò quan trọng. Do đó tiếp cận quy hoạch này cần được thực hiện cẩn trọng, đảm bảo sự toàn diện và sự phát triển bền vững. Do đó, tiếp cận quy hoạch tổng thể như sau:

Tiếp cận từ trên: quy hoạch hệ thống du lịch phải phù hợp, bám sát nội dung của Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội quốc gia, quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch không gian biển quốc gia, quy hoạch sử dụng đất quốc gia. Phương pháp tiếp cận này nhìn nhận du lịch là một lĩnh vực trong nền kinh tế và phù hợp với những định hướng cấp quốc gia.

Tiếp cận ngang hàng: du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng, có trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh cao; có mối quan hệ sâu sắc với các ngành kinh tế khác về các yếu tố sản phẩm, hạ tầng kỹ thuật,… Đồng thời các ngành khác cũng bổ sung tài nguyên mới cho ngành du lịch.

Do đó, cần có những tiếp cận ngang hàng để phân tích được những mối liên hệ này, đảm bảo được sự phù hợp, cũng như tăng cường hỗ trợ phát triển giữa du lịch và các ngành kinh tế khác. Quy hoạch hệ thống du lịch phải thống nhất, đồng bộ với các quy hoạch ngành, lĩnh vực khác.

Tiếp cận từ dưới: quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam là quy hoạch ngành quốc gia, có vai trò định hướng phát triển du lịch cấp vùng, cấp tỉnh; gắn với nền tảng là hệ thống tài nguyên, cơ sở vật chất du lịch, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, … của các tỉnh.

Quy hoạch hệ thống du lịch cũng sử dụng thông tin, dữ liệu đầu vào từ các quy hoạch vùng, tỉnh, thành phố nhằm đảo bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính thực tiễn. Do đó, việc tiếp cận từ dưới lên đảm bảo mang tới cái nhìn toàn diện, đồng nhất cho quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam.

Tiếp cận liên vùng, liên quốc gia: Tiếp cận liên vùng, liên quốc gia, đặt du lịch Việt Nam trong mối quan hệ với các khu vực lân cận như Đông Nam Á, Châu Á, … và trong mối quan hệ giữa các vùng, miền trong cả nước. Việc tiếp cận liên vùng, liên quốc gia nhằm kết nối không gian, hành lang phát triển, kết nối phát triển hạ tầng kỹ thuật liên vùng, liên quốc gia; khai thác, phát triển hợp lý hệ thống hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt trong vấn đề bảo vệ môi trường, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Tiếp cận dựa trên quy luật cung cầu: Với vai trò là ngành kinh tế dịch vụ tổng hợp, du lịch hoạt động theo kinh tế thị trường và quy luật cung cầu. Đây là phương pháp tiếp cận cơ bản của kinh tế thị trường, trong đó lấy nghiên cứu thị trường làm căn cứ định hình hệ thống sản phẩm du lịch của cả nước, các từng vùng phù hợp với nhu cầu thị trường.

2. Phương pháp lập quy hoạch.

Bao gồm các phương pháp phân tích hệ thống, phương pháp sơ đồ, bản đồ; phương pháp điều tra thực địa; phương pháp chuyên gia và tham vấn các bên liên quan (cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính quyền trung ương, địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia…).

Đây là các phương pháp đảm bảo mang đến sự phân tích toàn diện từ nhiều khía cạnh cho quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam; mang tới cái nhìn tổng thể, những thông tin thực tiễn đáng tin cậy, xây dựng được sự phù hợp giữa quy hoạch và thực tế. Cụ thể:

Phương pháp phân tích hệ thống: Nghiên cứu về phát triển du lịch có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, các điều kiện về văn hóa và kinh tế – xã hội trong nước và quốc tế. Do đó cần phải đặt hệ thống du lịch Việt Nam trong tổng thể các điều kiện này, phân tích được những mối tác động và ảnh hưởng giữa các yếu tố, lĩnh vực tới du lịch và ngược lại. Phương pháp này mang tới cái nhìn tổng quan, đồng thời đặt nền móng cho các định hướng đề xuất phù hợp với bối cảnh, tận dụng được những cơ hội và lợi thế đến từ bối cảnh.

Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích sự phân bố của các đối tượng trong không gian (tài nguyên, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch, đặc biệt trong quá trình nghiên cứu biến động liên quan đến tổ chức lãnh thổ du lịch, …). Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System – GIS) sẽ được sử dụng để hỗ trợ biên tập, xử lý, phân tích, chồng xếp các lớp thông tin bản đồ để xây dựng hệ thống bản đồ hiện trạng và bản đồ định hướng quy hoạch du lịch.

Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu; sơ bộ đánh giá mức độ ảnh hưởng của các điều kiện có liên quan đến phát triển du lịch. Trong đó tập trung ở những khu vực động lực phát triển du lịch của các vùng cũng như các địa phương mới còn nhiều tiềm năng. Điều tra thực địa xây dựng lịch trình khảo sát theo Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến 2030 và theo những đề xuất thực tế của các tỉnh, thành phố, trong đó chú trọng các địa phương mới, có nhiều tiềm năng độc đáo, nổi bật.

Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp xin tham vấn, đánh giá, đề xuất của các chuyên gia đối với các yếu tố về hiện trạng, bối cảnh, định hướng, tham gia vào các khâu khác nhau của quy hoạch với vai trò đa dạng (từ thực hiện tổng hợp đánh giá hiện trạng tới nhận xét, cho ý kiến, …) .

Phương pháp thống kê: Áp dụng để thu thập, xử lý, tóm tắt số liệu thống kê (sơ cấp, thứ cấp) liên quan tới nội dung quy hoạch hệ thống du lịch. Các thông tin thu thập từ tài liệu, số liệu do các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cung cấp qua Tổng cục du lịch, tài liệu số liệu chính thức từ Tổng cục du lịch, tài liệu số liệu từ các nguồn khác được công khai, công nhận.

SWOT: Phân tích nhận diện những cơ hội, thách thức phía trước và hiện tại để có thể thiết kế các định hướng cũng như giải pháp thực thi nhằm vượt qua thách thức. Với mỗi nội dung, các yếu tố của môi trường bên trong và bên ngoài sẽ được phân tích nhằm nhận diện được các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và nguy cơ.

Kết hợp các quan điểm, tầm nhìn phát triển, mục tiêu phát triển, sứ mạng/nhiệm vụ trọng tâm của các bên liên quan (từ ý kiến của các bên liên quan, các văn bản, kế hoạch – chiến lược – quy hoạch liên quan, tổng quan các tài liệu học thuật và kinh nghiệm trong/ngoài nước, thông tin dự báo từ phân tích bối cảnh của giai đoạn tương lai 2021-2030), những phương án chiến lược và các hoạt động sẽ được đề xuất. Đây cũng là nền tảng xây dựng các giải pháp phát triển cho quy hoạch.

3. Phương pháp thu thập, xử lý số liệu phục vụ lập quy hoạch.

Hệ thống số liệu được tập trung thống kê, phân tích trong giai đoạn 20132019, hoặc ít nhất trong giai đoạn 2015-2019 là trọng tâm. Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch, đối với ngành du lịch đã xảy ra những biến động chưa từng có, nên các số liệu của 2020 được thu thập, sử dụng để tham khảo và phân tích cho các kịch bản rủi ro, số liệu 2019 đại diện cho hiện trạng – thời điểm du lịch có sự ổn định và phát triển mạnh trước khi gặp biến cố bất ngờ từ dịch bệnh. Các nhóm số liệu chính:

– Số liệu khách du lịch quốc tế hiện trạng và dự báo; số liệu thống kê khách du lịch, tổng thu du lịch của một số điểm đến so sánh với Việt Nam.

– Số liệu thống kê khách quốc tế và nội địa, tổng thu từ du lịch, số buồng số cơ sở lưu trú, lao động du lịch của cả nước và 63 tỉnh, thành phố. Tỷ trọng đóng góp của du lịch vào GDP cả nước. Hệ thống số liệu thống kê được cấu trúc theo quy mô cả nước, các vùng, các khu vực động lực và các địa phương.

– Các thông tin, số liệu về thị trường khách du lịch bao gồm: Các thị trường quốc tế trọng điểm, phương tiện giao thông khi vào Việt Nam, thời gian lưu trú trung bình, mức chi tiêu trung bình. Phân tích số liệu cho cả nước, các vùng, các địa phương thuộc các khu vực động lực phát triển du lịch phù hợp với số liệu đã thu thập được.

– Thông tin, số liệu về đầu tư phát triển du lịch: Tình hình, kết quả thực hiện đầu tư, các loại hình đầu tư, hiệu quả các hoạt động đầu tư du lịch giai đoạn 2013-2020.

– Các thông tin, số liệu về hệ thống cơ sở vật chất du lịch: cơ sở lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí; Các thông tin, số liệu về hệ thống doanh nghiệp du lịch theo các lĩnh vực lưu trú, lữ hành, vận chuyển…

– Hệ thống số liệu liên quan khác:

+ Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của cả nước và một số khu vực trọng điểm phát triển du lịch; Thông tin hiện trạng và định hướng sử dụng đất, không gian biển.

+ Giao thông: Thông tin số liệu hiện trạng và định hướng phát triển mạng lưới giao thông đường bộ quốc gia; Thông tin số liệu các cảng hàng không: công suất, hiện trạng khai thác, định hướng phát triển; Thông tin số liệu các cảng du lịch đường biển, đường sông: công suất, hiện trạng khai thác, định hướng phát triển; Thông tin số liệu giao thông đường sắt: hiện trạng và định hướng phát triển, lưu ý các dự án phát triển du lịch đường sắt; Thông tin, số liệu các cửa khẩu quốc tế.

+ Thông tin số liệu hiện trạng và định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác có liên quan: điện năng, cấp thoát nước và môi trường, viễn thông, thương mại, văn hóa, thể thao…

4. Điều tra khảo sát thực địa.

Điều tra khảo sát thực địa là bước quan trọng, thu thập tài liệu số liệu trực tiếp đồng thời đánh giá trực quan hiện trạng phát triển du lịch trên phạm vi cả nước. Điều tra khảo sát thực hiện tại các địa bàn trọng điểm phát triển du lịch, các khu vực có tiềm năng phát triển du lịch, các công trình đầu mối hạ tầng giao thông nhằm đánh giá thực tế:

– Khả năng thu hút khách du lịch.

– Thực trạng và tiềm năng phát triển, chú trọng đánh giá thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên du lịch, sử dụng đất cho phát triển du lịch. Đặc biệt tại các khu vực mới, chưa được khai thác nhiều và gắn với những định hướng đột phá của các địa phương trong tương lai, nằm ngoài quy hoạch 201.

– Các hạn chế, thách thức đối với quá trình phát triển.

– Khả năng kết nối với các khu vực khác.

– Điều kiện kết các hệ thống kết cấu hạ tầng, chú trọng kết nối hạ tầng giao thông, hạ tầng môi trường.

– Tổ chức khảo sát thực địa theo 7 vùng du lịch, chú trọng các khu vực động lực phát triển du lịch và thực trạng phát triển du lịch tại các khu du lịch quốc gia và các khu vực tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia.

Các tuyến khảo sát:

+ Hà Nội – Ninh Bình – Hải Phòng – Quảng Ninh.

+ Sơn La – Điện Biên – Lào Cai – Tuyên Quang – Cao Bằng.

+ Quảng Bình – Quảng Trị – Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam.

+ Bình Định – Phú Yên – Khánh Hòa – Ninh Thuận.

+ Lâm Đồng – Đăk Lăk.

+ TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Bà Rịa – Bình Thuận.

+ Cà Mau – Cần Thơ – Kiên Giang (Phú Quốc).

Hoàng Vĩnh Hưng


Bạn đang xem bài viết:
Phương pháp lập quy hoạch hệ thống du lịch Việt Nam
Link https://vnlibs.com/du-lich/phuong-phap-lap-quy-hoach-he-thong-du-lich-viet-nam.html

Từ khóa: “du lịch đà nẵng”; “du lịch phú quốc”; “du lịch nha trang”; “du lịch hà nội”; “du lịch hồ chí minh”; “du lịch sapa”; “du lịch huế”; “du lịch ninh bình”; “du lịch hạ long”; “du lịch mù cang chải”; “du lịch sinh thái”; “du lịch nghỉ dưỡng”; “du lịch văn hóa”; “du lịch khám phá”; “du lịch mạo hiểm”; “du lịch biển”; “du lịch núi”; “du lịch tâm linh”; “du lịch ẩm thực”; “du lịch mua sắm”; “vé máy bay đi việt nam”; “khách sạn ở đà nẵng”; “tour du lịch việt nam”; “visa du lịch việt nam”; “hướng dẫn du lịch việt nam”; “bản đồ du lịch việt nam”; “vnlibs.com”; “tiền tệ việt nam”; “văn hóa việt nam”; “ẩm thực việt nam”; “ngôn ngữ việt nam”; “du lịch việt nam mùa hè”; “du lịch việt nam mùa đông”; “du lịch việt nam mùa xuân”; “du lịch việt nam mùa thu”; “du lịch tết âm lịch”; “du lịch gia đình”; “du lịch cặp đôi”; “du lịch nhóm bạn”; “du lịch một mình”; “du lịch cho người cao tuổi”

Mọi người cũng tìm kiếm: “phát triển du lịch bền vững”; “thương hiệu du lịch việt nam”; “hệ thống thông tin du lịch”; “xu hướng du lịch”; “cơ sở lưu trú du lịch”; “tổng thu từ du lịch”; “khách du lịch nội địa”; “khách quốc tế đến việt nam”; “lượng khách quốc tế đến việt nam”; “thị trường du lịch việt nam”; “du lịch bền vững”; “phân tích thị trường du lịch”; “số liệu thống kê du lịch việt nam”; “tổng cục thống kê du lịch”; “tổng cục du lịch việt nam”; “quy hoạch hệ thống du lịch việt nam”; “báo cáo thống kê du lịch”; “ví dụ về quy hoạch du lịch”; “quy hoạch du lịch pdf”; “quyết định số 509/qđ-ttg”; “phê duyệt quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ”; “hệ thống thông tin thống kê du lịch việt nam”; “quy hoạch hệ thống du lịch việt nam thời kỳ mới”; “hệ thống du lịch (tourism system)”; “khu vực động lực phát triển du lịch việt nam”; “thủ phủ phát triển du lịch”; “quy hoạch địa phương”; “xây dựng hệ thống thông tin du lịch”; “địa điểm du lịch bền vững nổi tiếng ở việt nam”; “thương hiệu du lịch việt nam”; “cơ sở dữ liệu trực tuyến thống kê du lịch”.