Tại đất nước Philippines, tâm lý học xuất hiện đầu tiên tại Khoa Triết Học trường Đại Học Tổng Hợp của Philippines (được thành lập vào năm 1908), và sau đó môn học này được chuyển từ trường Cao Đẳng Nghệ Thuật Tự Do sang trường Cao Đẳng Giáo Dục vào năm 1918.
Khoa Tâm lý học độc lập được thành lập vào năm 1926, và tồn tại ở trường Đại Học Giáo Dục trong thời gian dài. Sau đó, nó được chuyển sang trường Cao Đẳng Nghệ Thuật và Khoa Học vào năm 1960, để đưa ra một định hướng khoa học cơ bản trong giảng dạy tâm lý học, chống lại sự thịnh hành của quan điểm giáo dục ứng dụng.
Định hướng khoa học như vậy, được giới thiệu trong giảng dạy tâm lý học ở trường Đại Học Tổng Hợp của San Carlos từ năm 1954. Vì thế, Turtle coi năm 1954, như là năm mà Khoa Tâm lý học đầu tiên được thành lập tại Philippines.
Tại Philippines, hiện nay có hơn 139 trường cao đẳng và đại học có chương trình đại học về tâm lý học. Ít nhất có 6 trường đại học bao gồm: trường Đại Học Ateneo de Manila, trường Đại Học Centro Escolar, trường De La Selle, trường Manuel L. Quezon, trường Philippines và trường Saint Thomas,… là những trường có cơ sở đào tạo tiến sĩ tâm lý học.
Ở trình độ chuyên nghiệp, có 9 tổ chức (hội) tâm lý học. Tuy nhiên, Hội Tâm Lý Học của Philippines (PAP) được thành lập năm 1962, là tổ chức tích cực và có ảnh hưởng nhất. PAP có hơn 1514 thành viên. Hội này, xuất bản thường xuyên tạp chí Tâm lý học Philippines bằng tiếng Anh từ năm 1968.
Số lượng các bài viết về tâm lý học đã được xuất bản trên tạp chí trong nước và quốc tế, tính đến giữa thập kỷ 90 lớn hơn nhiều, so với các nước khác trong khu vực. Ngoài ra, Hội tổ chức đại hội hàng năm. PAP cũng đứng ra tổ chức Hội nghị Hội đồng các nhà tâm lý học quốc tế vào năm 1995, và Hiệp hội Tâm lý học Á – Phi vào năm 1998 một cách long trọng.
Theo các số liệu được ghi nhận, các nhà tâm lý học Philippines có hơn 48 công trình nghiên cứu. Trong đó, hơn 16,7% được đăng trong các tạp chí quốc tế, và hơn 83,3% đăng trong các tạp chí Tâm lý học của Philippines.
Sự trưởng thành của tâm lý học Philippines là nhờ có lực lượng nghiên cứu với trình độ cao, và thông thạo tiếng Anh ngay từ ban đầu. Ví dụ như trường Đại Học San Carlos được thành lập vào năm 1595 và trường Đại Học SAnto Thomas được thành lập vào năm 1611, là nước lớn thứ ba nói tiếng Anh trên thế giới.
Sự có mặt của những người Mỹ ở Philippines, và sự thành lập ở đó một hệ thống giáo dục của Mỹ, có lẽ cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển tâm lý học. Thực tế, ba nhà nghiên cứu đầu đàn của Khoa Tâm lý học, Trường Đại học Philippines là Austen S. Alonzo và Asidro Pamlasigui và Alfredo V. Lagmay đã nhận học vị tiến sĩ từ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, tác động từ phía Mỹ đến sự phát triển tâm lý học Philippines đã gây ra phản ứng. Sự phản ứng thể hiện ở sự có mặt hai khuynh hướng tâm lý học khác nhau. Đó là Tâm lý học Philippines và Tâm lý học Filipino, hoặc Tâm lý học Sikolohiyang Pilipino.
Tâm lý học Philippines dựa vào quan điểm tâm lý học của Anh và Mỹ. Trường phái này chiếm ưu thế và hoạt động rộng rãi tại Philippines. Trường phái thứ hai quan tâm đến sự phát triển tính bản địa trong lĩnh vực tâm lý học theo quan điểm Filipino là tâm lý học được sinh ra ngoài thực nghiệm, tư duy và định hướng của Filipino.
Về bản chất, tâm lý học Sikolohiyang Pilipino sử dụng ngôn ngữ địa phương như là công cụ nghiên cứu và đòi hỏi các nhà tâm lý học Filipino, đương đầu với các vấn đề xã hội và các vấn đề của dân tộc như là một phần trách nhiệm của họ.
Hội Tâm lý học đã trình lên Quốc hội Philippines một chương trình hành động tâm lý học. Khi chương trình này được thông qua, một nhà tâm lý học thực hành trị liệu phải có trình độ thạc sĩ, và phải trải qua một kỳ thi lấy bằng trước khi tiến hành bất cứ một trị liệu nào.
Hơn nữa, việc áp dụng test tâm lý học và phân tích kết quả thu được có thể được thực hiện bởi các nhà đo nghiệm tinh thần. Nhìn chung, tâm lý học ở Philippines tương đối phát triển so với một mặt nào đó, nhờ lực lượng nghiên cứu có trình độ cao và thông thạo tiếng Anh.
Mặt khác, có sự tác động khá lớn từ phía Mỹ. Tâm lý học ở đất nước này có sự phân hóa theo hai khuynh hướng rõ nét: một khuynh hướng nghiêng theo quan điểm của tâm lý học Anh – Mỹ, và khuynh hướng kia lại cố gắng phát triển tính bản địa trong tâm lý học. Ở tại Philippines, những nghiên cứu về văn hóa còn rất là hạn chế.
Tác giả: Nguyễn Thị Hoa
Cán bộ nghiên cứu thuộc Viện Tâm Lý Học.
Bạn đang xem bài viết:
Tâm lý học ở Philippines
Link https://vnlibs.com/vjol/tam-ly-hoc-o-philippines.html