Thành tựu khai thác và chạm khắc chế tác đá trong lịch sử

Trong lịch sử thời đại đồ đá, đã lùi vào dĩ vãng xa xăm. Song những vật liệu của thời đã qua lại, trở nên thiêng liêng và quý giá. Đồ vật bằng đá đã xuyên suốt thời gian.

Là bức thông điệp của nhiều xã hội gửi cho hôm nay và mai sau. Nó đi vào cuộc sống tâm linh, để trở thành chứng nhân lịch sử, và đi vào cuộc sống đời thường để phát huy cái đẹp của con người.

Chạm khắc đá là hoạt động xa xưa nhất cũng rất thời sự. Các Viện Bảo Tàng Lịch Sử và Bảo Tàng Mỹ Thuật Việt Nam đều mở đầu cho tiến hóa của xã hội, và của cái đẹp bằng loạt hiện vật đá mà con người dùng để tấn công thiên nhiên, và để tự cải tạo mình.

Các thành phố hiện đại đều không thể thiếu những công trình xây bằng đá, những biệt thự ốp đá và cả những tượng đá. Xã hội ngày càng phát triển, thì đá quý được xem như ngọc có giá trị kinh tế rất cao, là thứ đồ trang sức quý hiếm của phái đẹp, nhằm tôn sự sang trọng lên.

Và cả những khối đá bình thường khi con người đã gán cho một huyền tích, thì nó cũng xôn xao cuộc sống riêng, mà hòn Vọng Phu là điển hình phổ cập. Đến những hòn cuội, những cục đá khéo sắp xếp cũng tạo những tiểu cảnh non bộ vô giá.

Đá xay nhỏ trong điều kiện kỹ thuật nhất định, đã trở thành vật liệu, xây dựng lý tưởng kể cả để đổ tượng đài. Ngày nay, đá nhân tạo được các nhà điêu khắc sai khiến theo ý đồ, sáng tạo nghệ thuật với sự chủ động thật sự.

Dù cho nước chảy đá mòn thì bia đá vẫn là những trang sách truyền đời lâu dài, như bia chùa Tây Phương (Hà Tây) xác nhận: “Bia miệng chỉ trải qua vài đời là mờ nhạt… Cho nên, phải khắc vào đá để truyền lại lâu dài”.

Và ngày nay, lần theo những trang đá ấy, kết hợp với hoạt động điền dã. Chúng ta mới hiểu được nhiều điều về xã hội đã qua, và hiểu ngay về nghề chạm đá của ông cha ta từ xưa đến nay.

Đá gắn bó với con người từ buổi bình minh của nhân loại. Nó là chất liệu bền vững, ít bị phá hư do tác động của thiên nhiên, lại sẵn có với khối lượng lớn ở cả vùng núi, trung du và thậm chí ngay giữa đồng bằng.

Người nguyên thủy sau khi thoát khỏi loài vượn người, đã biết dùng những vật liệu sẵn có trong thiên nhiên, để tự vệ và kiếm sống. Trong đó, chỉ có đá là còn tồn tại đến ngày nay. Dựa vào đó, các nhà sử học và khảo cổ đã gọi thời nguyên thủy là thời đại đồ đá.

Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người, ngay từ thời đại đồ đá cũ để lại những công xưởng chế tác đá ở núi Đọ (Thanh Hóa) cách nay tới 30 vạn năm. Ở đó, từ những công cụ vạn năng đã dần tiến tới xác định loại hình ổn định, là những công cụ chặt, rìu tay, nạo,…

Cho đến văn hóa Sơn Vi cách nay chừng 3 đến 4 vạn năm, trên thềm phù sa cổ sông Hồng, nhất là ở vùng Lâm Thao (Phú Thọ). Trong nhiều di chỉ còn để lại những công cụ được ghè đẽo từ đá cuội.

Tiến tới thời đại đồ đá giữa, với văn hóa Hòa Bình cách nay chừng 1 vạn đến 1 vặn rưỡi năm, trên vùng núi đá tập trung ở Hòa Bình. Người xưa còn để lại nhiều hang động với những công cụ đá ổn định.

Thêm về loại hình gồm những công cụ hình đĩa để chặt và nạo, những rìu hình chữ nhật, chày và bàn nghiêng, về kỹ thuật ngoài ghè đẽo, đã bắt đầu biết mài.

Phát triển kỹ thuật mài hơn 5000 năm trước, người xưa ở nước ta bước sang thời đại đồ đá mới. Họ biết mài đá hoàn chỉnh rộng ra cả hiện vật, và cũng tạo ra những dáng công cụ hợp với từng chức năng, để chuyên môn hóa: rìu tứ giác, rìu có vai, cuốc bàn, đục vũm,… và cả đồ trang sức nữa. Ở đó, có cái đẹp của tỷ lệ và sự cân đối.

Bên cạnh nhiều công cụ lao động, ngay từ văn hóa Hòa Bình. Người xưa còn chạm khắc trên vách đá tạo ra bức tranh có bố cục hài hòa về tỷ lệ, và sự cân đối giữa các mảng hình thuộc những nhóm khác nhau.

Đến văn hóa Bắc Sơn thuộc thời đại đồ đá mới, có thêm nhiều viên cuội được khắc hình hòa thảo, hình mặt người vui cười, hình các nhóm hình học, và cả phác tượng đầu người hiện thực mà tinh tế.

Chừng 4000 năm trước, người nguyên thủy biết đến kim loại và chuyển sang thời đại đồ đồng. Nhưng ở các giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn, đồ đá vẫn là công cụ chủ yếu và đã đạt đến độ cực thịnh.

Với kỹ thuật tổng hợp (ghè, đẽo, cưa, khoan, tiện, mài, đánh bóng) đã chế ra nhiều công cụ có hình dáng ổn định (rìu, đục, dao) nhiều đồ trang sức được gia công trau chuốt, tinh tế (vòng, khuyên, nhẫn) và cả một số tượng nhỏ về người và thú,…

Tất cả biểu hiện một trình độ thẩm mỹ khá cao, cùng với sự phát triển của đồ gốm. Nó là cơ sở để đi đến đỉnh cao của nghệ thuật tạo hình Đông Sơn, là các trống đồng Heger loại I.

Hơn nghìn năm Bắc thuộc, nghề chạm khắc đá không để lại thành tựu gì rõ ràng. Song chắc chắn nó vẫn tiềm tàng trong nhân dân với những đồ gia dụng, và có thể cả những đồ thờ ở những công trình tín ngưỡng tôn giáo.

Đối tượng cừu ở chùa Dâu và ở lăng Sĩ Nhiếp (Bắc Ninh), cùng với tượng trâu ở chùa Kim Ngưu (Bắc Ninh) có thể là những tác phẩm tạo hình lớn bằng đá của thời Bắc thuộc, khái quát, gọn chắc, sinh động.

Tấm bia đời Tùy tìm thấy ở Thanh Hóa, đã có hình dáng ổn định cho loại bia bẹt trán cong, được chạm trang trí cẩn thận. Với tiềm năng ấy, ngay khi đất nước bước vào thời kỳ tự chủ, nghề chạm khắc đá đã phát triển mạnh mẽ và là thành quả cơ bản của nghệ thuật tạo hình dân tộc, trong thời quân chủ Phật Giáo.

Kinh thành Hoa Lư của nhà Đinh và Tiền Lê ở thế kỷ X đã bị hủy hoại, nhưng cả trong lòng đất và trên mặt đất, vẫn còn giữ được những trụ đá khắc những bài chú kinh Phật, hoặc làm cột đỡ cho một kiến trúc nhỏ ở trên.

Thời Lý, nghề chạm đá đặc biệt phát triển và được nâng thành một nghệ thuật tinh tường. Nếu trong kiến trúc các nền chùa trườn theo sườn núi, đá được kè thành những bức tường chắc chắn nhưng nghệ thuật chưa cao.

Thì với những chân cột và thành bậc, những bệ tượng và tượng đá được sử dụng làm một chất liệu tạo hình, để cho những tác phẩm thật độc đáo, mà hầu như di tích chùa thời Lý nào cũng có.

Chỉ riêng một chùa Phật Tích (Bắc Ninh) thôi. Trong rất nhiều điêu khắc và chế tác đá, các chân cột chạm dàn nhạc, bệ tượng chạm rồng, mây, hoa, sóng,… đã đạt được sự tinh tế của kỹ thuật kim hoàn, đá được coi như vàng bạc.

Và đặc biệt với pho tượng Phật ở đây, trong thế ngồi tĩnh tọa kiết già còn cao hơn 1m84, được đánh giá là kiệt tác của nghệ thuật cổ dân tộc, từng chi tiết cho đến toàn thể đều đạt trình độ hoàn thiện mẫu mực, với tính cổ điển cao.

Những thành tựu kỹ thuật và nghệ thuật chạm đá thời Lý, là cơ sở để nghề thủ công nghệ thuật này phát triển trong suốt tiến trình lịch sử dân tộc, trên cả hai mặt kiến trúc và điêu khắc.

Về kiến trúc, từ những chân tháp đá thời Lý, sang thời Trần có tháp Phổ Minh (Nam Định) kết hợp bên dưới là đá bên trên là gạch, để rồi đến thời Lê thì vô số tháp mộ sư được xây thuần bằng đá. Trong đó, nổi tiếng là tháp Báo Nghiêm Chùa Bút Tháp (Bắc Ninh).

Cũng thế, từ những tường kè các lớp nền của thời Lý, đến cuối thời Trần đã xây cả tòa thành Tây Đô (Thanh Hóa) đồ sộ, chắc chắn với tường bao và cổng cửa toàn bằng đá khối.

Trong kiến trúc, nếu các chân cột và thành bậc cửa rất phổ biến, nhưng chỉ là những bộ phận nhỏ bé mà nhiều khi, người ta không chú ý đến. Thì có những công trình người ta xây thuần bằng đá như rất nhiều cầu bắc qua sông ngòi.

Trong đó, có cầu Hà Tràng (Hải Dương) dài tới 15 nhịp, tập trung là ở xứ Đông và xứ Nam. Đặc biệt, có những kiến trúc to đẹp thuần bằng đá như nhà thờ Đức Mẹ Maria, và tòa Phương Đình thuộc nhà thờ Phát Diệm (Ninh Bình).

Về điêu khắc, phổ biến nhất là bia đá, có ở mọi thời và hầu như ở mọi di tích trên tất cả các làng quê. Có những bia rất to như bia chùa Đọi (Hà Nam), bia các lăng vua Lê ở Lam Sơn (Thanh Hóa) và lăng các vua Nguyễn ở Huế, có rất nhiều bia to và vừa, cả bia nhỏ nữa.

Bia càng to càng được đục chạm trang trí rất cẩn thận. Chạm nổi trên đá rất phổ biến, tập trung là ở các lan can chùa Bút Tháp (Bắc Ninh) với 51 bức chạm, là 51 bức tranh kỳ khu.

Tượng đá có ở nhiều chùa, trong đó nổi lên là tượng hậu thời Mạc và thời Lê. Đặc biệt, là tượng các vua Mạc ở Hải Phòng. Do tính chất bền vững trước thời tiết, tượng ngoài trời ở các lăng mộ hầu hết bằng đá.

Bên cạnh đá được dùng phổ biến ở các di tích, nhân dân ở nông thôn phần lớn còn sử dụng một số đồ đá. Nhiều nơi trước cổng nhà, thường chôn nổi con chó đá. Trong nhà có cối giã bằng đá, có tấm đập lúa, tảng kê chân cột gỗ,… bằng đá.

Tác giả: Chu Quang Trứ


Bạn đang xem bài viết:
Thành tựu khai thác và chạm khắc chế tác đá trong lịch sử
Link https://vnlibs.com/dieu-khac/thanh-tuu-khai-thac-va-cham-khac-che-tac-da-trong-lich-su.html

Các tìm kiếm có liên quan: Các công đoạn quá trình chế tác đá quý; Công ty chế tác vàng bạc đá quý cao cấp; Cung cấp sỉ và lẻ đá phong thủy non nước; Chế tác đá thô thủ công theo yêu cầu; Đá phong thủy bằng đá cao cấp hàng đầu;

Các tìm kiếm có liên quan: Địa chỉ xưởng chế tác đá phong thủy theo yêu cầu; Hình ảnh cho chế tác đá tượng điêu khắc phong thủy; Máy điêu khắc đá đa năng máy chế tác cao cấp; Nghề chế tác đá quý của người Việt tại Thái Lan; Công ty chế tác đồ đá quý.

Các tìm kiếm có liên quan: Nhà thiết kế đồ trang sức gia công đá quý; Quá trình chế tác đá quý đá phong thủy; Quá trình mài ngọc chế tác đá quý mẫu mã đẹp nhất; Sản phẩm máy chế tác đá phong thủy; Thực tế tại xưởng gốc chế tác đá quý siêu cấp.