Tác phẩm điêu khắc đá rất nhiều, song tác giả của nó rất ít để lại tên. Trong rất nhiều tài liệu lịch sử của Việt Nam, đã ghi lại những đoạn tài liệu quý giá như sau.
Thư tịch xưa cho biết, vào năm 1436, “hành khiển Nguyễn Trãi dâng biểu vẽ khánh đá… Vua khen, nhận, sai thợ đá ở huyện Giáp Sơn lấy đá ở núi Kính Chủ làm” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Chiếc khánh đá này, ngày nay không còn, tác giả là tập thể thợ đá ở huyện Giáp Sơn khá rộng, nơi cung cấp đá là núi Kính Chủ (Hải Dương).
Tượng đá trong các lăng vua Nguyễn có rất nhiều, thư tịch xưa cho biết, vua Minh Mạng năm 1831 đã “sai Bộ Công nghĩ mẫu tượng đá quan văn, quan võ, lính thị vệ, voi đá, ngựa đá để đưa Quảng Nam, Thanh Hóa chế tạo. Tượng quan văn, quan võ mỗi thứ một đôi, sáu tượng thị vệ, đều cao 3 thước 6 tấc, voi đá 2 con, mỗi con cao 4 thước 1 tấc, ngựa đá 2 con, mỗi con cao 2 thước 7 tấc. Khi chế tạo xong đệ về Kinh, vua sai đem bày ở lăng Thiên Thụ” tức lăng Gia Long (Đại Nam thực lục).
Trong 14 pho tượng này, không còn đầy đủ, nhưng rõ ràng được biết tác giả thể hiện (và cả chất liệu đá) là thuộc về hai xứ Thanh và Quảng.
Trường hợp tượng Đức Vua Mạc ở chùa Hưng Khánh (Hải Phòng) phía sau có mảng chữ ghi “Quý Mùi niên, Trung Hành xã, Phù Đông hầu tạo. Kính Chủ xã, ngũ nhân tạo” cho biết tượng được làm vào năm Quý Mùi (1583).
Do ông Phù Đông hầu ở xã Trung Hành (nay là thôn có chùa Hưng Khánh) tổ chức làm, còn trực tiếp tạc tượng là 5 người thợ ở xã Kính Chủ (Hải Dương), là tư liệu rất hiếm. Song cũng không cho biết tác giả trực tiếp cụ thể, mà là một nhóm thợ ở Kính Chủ.
Dù sao, những tư liệu trên cũng cho biết trên cả nước có 3 trung tâm chạm khắc đá thuộc các tỉnh Hải Dương (Kính Chủ), Thanh Hóa và Quảng Nam. Trong đó, ở đồng bằng sông Hồng nổi lên là khu vực núi Kính Chủ.
Bổ sung cho tình trạng trên, chúng ta có nguồn tư liệu thư tịch phong phú là bia đá. Hầu hết, bia đá có tên người soạn văn bia. Tuy nhiên, cũng có không ít bia còn ghi cả tên và quê quán của thợ khắc bia. Chính nhờ đó, mà chúng ta có thể biết được một số trung tâm chạm đá, và những người thợ đá cụ thể.
Văn bia ở các chùa thời Lý, còn lại không quá ít, phần lớn có ghi tên người soạn bài văn và tên người viết chữ. Song, tên người khắc bia mới tìm thấy ở tấm bia chùa Linh Xứng núi Ngưỡng Sơn (Thanh Hóa) dựng năm 1126.
Điều lý thú, người khắc bia ấy lại là nhà sư Huệ Thông – Thường Trung Pháp Nhân. Điều này làm ta liên tưởng tới chuyện thiền sư Tín Học, cũng ở thời Lý xuất thân trong một gia đình làm nghề khắc ván in kinh sách.
Có lẽ từ chỗ đọc nhiều sách viết nhiều chữ, các sư thời Lý là những tri thức của thời đại, thì đồng thời cũng là những thợ khắc, nghệ sĩ viết chữ bằng đục lên trên đá.
Sang thời Trần, văn bia vẫn hiếm thấy tên người khắc. Trong số hiếm ấy, chúng tôi được biết ở bia chùa Từ n (Thái Bình) dựng năm 1382 cho biết người khắc là Lê Luật, giữ chức Ngự tiền điều kinh nội cục, là một quan chức trông coi việc khắc ván in kinh sách cho triều đình. Từ thành thạo khắc ván gỗ, đã chuyển sang khắc đá.
Tuy nhiên, phải đến thế kỷ XVI và thế kỷ XVII, và một phần ở thế kỷ XVIII, với việc phát triển của văn hóa nghệ thuật dân gian, người thợ nghệ thuật mới được khắc tên lên tác phẩm của mình.
Tình hình này, đã thấy và hầu như với gốm, thường thấy ở gốm thời Mạc, thì sang bia đá có mở rộng hơn cả thời Mạc và thời Lê trung hưng. Nếu thợ khắc bia thời Lý – Trần là những tri thức, thì từ thế kỷ XVI, đã có những người thợ khắc bia chuyên.
bia sớm của giai đoạn này ở chùa Quang Khánh (Hải Dương) dựng năm 1515, là do Nguyễn Đình Đô khắc. Những người thợ khắc đá này, có người làm nghề tự do mà bia chỉ nêu tên hoặc tên quê, nhưng cũng có người làm trong các tổ chức về chạm khắc của nhà nước.
tổ chức chuyên phục vụ triều đình về mọi việc chạm khắc, về sau có nhiều cục phụ trách những phần việc chạm khắc khác nhau về công việc hoặc về chất liệu. Nếu ở bia chùa Cự Linh (Hải Dương) dựng năm 1534, mới có cục san khắc trong cung nói chung.
sau đấy có cục chuyên khắc sách gọi là cục San Thư, rồi cục khắc đá quý gọi là cục Ngọc Thạch, cục khắc đá nói chung gọi là Thạch cục, rồi Công Thạch cục, Thạch Tượng cục, Bạt Thạch cục, lại có cục khắc cả gỗ và đá gọi là Bản Thạch cục.
làm ở cục nào thì những người phụ trách ở cương vị cục chánh, hay cục phó hoặc chỉ là thợ, họ đều giỏi về chạm khắc bia đá, và đã nhận khắc bia cho nhiều chùa.
số người trong họ, còn làm cả công việc hành chính, như Nguyễn Viết Quý là huyện thừa huyện Đường An (Hải Dương), năm 1669 đã khắc bia chùa Hưng Nghiêm (Bắc Ninh).
hết, họ chỉ làm công việc chạm khắc khi đã có người viết chữ, nhưng cũng có người kiêm cả viết chữ và khắc, có người tự khẳng định tay nghề là thợ giỏi như ông có tên hiệu là Tu Phúc, chạm bia chùa Keo – Thần Quang Tự (Nam Định) năm 1612.
thang bậc tước vị 5 cấp (công – hầu – bá – tử – nam) nhiều thợ giỏi được phong tước nam, một số người còn được phong đến tước tử, thậm chí tước bá. Trên mặt bằng ấy, không ít gia đình đã trở lên nổi tiếng.
hạn trên tấm bia tháp Liên Phương chùa Quang Khánh (Hải Dương), dựng năm 1757 cho biết gia thế thiền sư Tinh Khoát Thích Trừng Trừng. Sư nguyên quán xã Kính Chủ, huyện Giáp Sơn, cha họ Hoàng, mẹ họ Lê, gia đình nối đời làm nghề khắc đá, thuật nghệ tinh chuyên. Khi theo cha đến chùa Sùng Phúc khắc bia, bỗng có lòng mến mộ khác thường, trở về bèn xin cha mẹ cho xuất gia.
người thợ chạm khắc bia đá ấy, có khi khắc bia cho làng, như ông Phạm Cường, tự giới thiệu trên bia chùa Phúc Lâu, khắc năm 1607, ở xã Kỳ Vĩ, huyện Gia Khánh (nay là Hoa Lư – Ninh Bình).
họ thường đi khắp nơi nhận việc. Nhiều người làm trong tỉnh như thợ An Hoạch, thường chạm bia ở xứ Thanh, thợ Kính Chủ thường làm ở xứ Đông, thợ Đại Bái thường làm ở xứ Bắc,… nhưng cũng có khi họ đi làm khá xa.
Chẳng hạn, chiếc khánh đá chùa xã Vũ Xá ở Hà Nam, do thợ An Hoạch (Thanh Hóa) chạm năm 1708. Trái lại, bia chùa Độ Mạt ở xã Hà Mạt, lại do thợ Đại Bái (Bắc Ninh) tạc vào năm 1626, và thợ xã An Hộ huyện Đông Ngàn (Bắc Ninh) lại chạm bia chùa Diên Thánh vào năm 1670, cả hai chùa này đều ở Hoằng Hóa – Thanh Hóa.
Dựa vào những bia có khắc rõ tên và quê quán thợ chạm. Chúng ta có mấy vùng thợ chạm đá tập trung như Kính Chủ (huyện Kinh Môn – Hải Dương), Gia Đức (Thủy Nguyên – Hải Phòng), Đại Bái (Gia Lương – Bắc Ninh), An Hoạch (Đông Sơn – Thanh Hóa).
Nhưng, ngoài ra còn rải rác ở nhiều nơi vốn có nghề chạm khắc gỗ như Hồng Lục và Liễu Tràng (Hải Dương), hoặc cũng có sẵn đá như Hoài Bão (Bắc Ninh), Yên Sơn (Hà Tây),…
Những thợ chạm khắc bia đá ấy, có nhóm vốn giỏi chạm khắc đồng như thợ Đại Bái, có nhóm lại giỏi chạm khắc gỗ như Hồng Lục – Liễu Tràng. Họ truyền nghề bằng cách thực tế lao động, tự phụ việc mà trưởng thành dần dần.
Trong chuyện về thiền sư Thích Trừng Trừng kể trên, tuổi nhỏ ông đã theo cha sang xứ Bắc khắc bia chùa Sùng Phúc. Bia chùa Pháp Quang (Nam Định), dựng năm 1640, do viên quan trông nom cục Ngọc Thạch, vốn quê ở Đại Bái và các đệ tử cùng chạm.
Tấm bia chùa Côn Sơn (Hải Dương) dựng năm 1653, do Nguyễn Tiến Đức là cục chánh cục Ngọc Thạch, cùng các học trò ông là Hoàng Nhũ Thăng, Lê Quy, Nguyễn Đàm đã viết và khắc.
Thường mỗi tấm bia do một thợ khắc đảm nhiệm, nhưng cũng không ít bia do một nhóm thợ khắc. Chẳng hạn, bia chùa Tĩnh Lự (Bắc Ninh) dựng năm 1648, do ba người thợ ở Đại Bái là Lê Bá, Nguyễn Súy, Nguyễn Tích Trứ chạm.
Thậm chí, có khi tới 5 người chạm một bia, như Lê Ngọc Cốt, Lê Đoàn, Trần Đương, Nguyễn Sĩ, và Lê Ngọc Xuyên cùng chạm tấm bia chùa Thái Linh ở Quán Tình (Hà Nội) vào năm 1655.
Những người thợ đá chạm khắc bia, chẳng những có phần khắc chữ còn phải chạm trang trí đẹp, nhiều bia còn có tượng chân dung, và họ cũng chạm cả tượng tròn riêng. Do đó, bên cạnh tay nghề kỹ thuật, còn phải biết khá nhiều chữ Hán – Nôm, và có trình độ nghệ thuật tạo hình nữa.
Do đó, họ là thợ nhưng cũng là thầy (trí thức, nghệ sĩ), có cuộc sống đời thường, và cuộc sống tâm hồn phong phú, được lưu danh cùng với sự trường tồn của tác phẩm.
Tác giả: Chu Quang Trứ
Bạn đang xem bài viết:
Thợ đá và những trung tâm chạm đá xưa nổi tiếng
Link https://vnlibs.com/dieu-khac/tho-da-va-nhung-trung-tam-cham-da-xua-noi-tieng.html