Nghề thêu Yên Bái phát triển khắp ngoại thành Hà Nội

Từ phố Hàng Mành rẽ sang phố Yên Thái, ngay ở đầu phố, tại nhà số 2A có ngôi đình thờ ông tổ nghề thêu là Lê Công Hành (1602 – 1661). Trên cổng đình có ghi ba chữ Hán to là Tú Đình Thị chỉ rõ đây là Chợ Đình Thợ Thêu.

Phố Yên Thái ngày nay nguyên trước là đất thôn Yên Thái, Tổng Tiên Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ) huyện Thọ Xương. Ngày trước những người thợ thêu ở trong làng Yên Thái cứ ngày phiên chợ là đem các mặt hàng thêu ra ngôi đình này, để bày bán và giao dịch với khách hàng.

Vì thế, đình thờ trở thành chợ đình. Vừa là nơi thờ ông tổ nghề thêu, vừa là nơi để thợ thêu bán hàng. Ngoài phố Yên Thái, mấy phố ở quanh đó là các phố Hàng Mành, Hàng Nón, Hàng Chi, Hàng Trống cũng có nhiều người thuộc các làng thêu ở Thường Tín (Hà Tây) ra hành nghề.

Nghề thêu có trên địa bàn nhiều tỉnh, tương truyền từ làng gốc Quất Động lan sang một số làng ở các huyện Thường Tín, Mỹ Đức, Hoài Đức (Hà Tây) rồi vượt sông Hồng sang tỉnh Hưng Yên và Bắc Ninh. Trong quá trình đó, nghề thêu nhập tịch nội thành Hà Nội.

Ngày nay, thì ngày nay thì nghề thêu phát triển khắp các tỉnh thành, ngay ở Hà Nội cũng có nhiều cơ sở thêu. Theo sử cũ thì từ những thế kỷ đầu công nguyên, phụ nữ ta đã biết dệt khăn bông, thêu hoa cỏ khéo đẹp gọi là bạch diệp.

Đến thời Lý, nghề thêu đã phát triển. Năm 1156, trong số sản phẩm của nhà Lý gửi cho triều đình nhà Tống, có 850 tấm đoạn vàng thẩm thêu rồng. Tư liệu về nghề thêu ở thời Trần đầy đủ hơn và thật chắc chắn.

Chẳng những sử cũ ghi rõ vua quan nhà Trần quen dùng đồ thêu, còn ghi năm 1289, vua Trần đã gửi tặng vua Nguyên một tấm vóc đỏ, thêu chỉ vàng và một tấm gấm viền nhiễu.

Tóm lại, nghề thêu có ở nước ta từ lâu đời, đến thế kỷ XVII được cải tiến thêm, và đến đầu thế kỷ XX lại được cải tiến và phát triển thêm một bước nữa. Theo Henri Oger quan sát hồi đầu thế kỷ XX, thì bất cứ người Âu nào sống ở Bắc Kỳ, trước khi về nước, muốn mua một thứ quà kỷ niệm thời gian lưu trú ở đây, thì thế nào cũng tìm mua mấy tấm thêu của Việt Nam.

Muốn thêu, trước hết phải có bản vẽ mẫu với những màu hoàn chỉnh. Sau đó, đồ nét lên tấm vải định thêu và căng ra trên chiếc khung thêu. Người thợ thêu phải mua chỉ các màu, hay tốt nhất là tự nhuộm lấy các màu có sắc độ khác nhau theo như màu của bức vẽ mẫu.

Chỉ tơ tằm mềm mại, nhuộm rất ăn màu, óng mượt tươi sáng, có đủ khả năng thêu những bức tranh phong cảnh đẹp, và cả những bức chân dung nhân vật. Quanh phố Hàng Nón thêu bán y môn, đối trướng, tàn quạt, khăn chầu áo ngự,…

Ở phố Hàng Trống thời Pháp thuộc đã thêu hàng Tây như áo gối, ga trải giường đẹp như bức tranh. Từ sau ngày Thủ đô giải phóng, nghề thêu càng có điều kiện phát triển ở khắp nội ngoại thành Hà Nội. Hàng thêu Việt Nam thực sự là một thứ hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp, và đang là mặt hàng xuất khẩu quan trọng.

Tác giả: Chu Quang Trứ


Bạn đang xem bài viết:
Nghề thêu Yên Bái phát triển khắp ngoại thành Hà Nội
Link https://vnlibs.com/dieu-khac/nghe-theu-yen-bai-phat-trien-khap-ngoai-thanh-ha-noi.html

Tìm kiếm có liên quan: Các làng nghề thêu ở Việt Nam; Cái nôi của nghề thêu truyền thống ở đâu; Gìn giữ và phát huy nghề thêu truyền thống Việt Nam; Khám phá nghề thêu ren trăm tuổi Văn Lâm; Làng nghề thêu áo hoa cho các vị vua; Lịch sử nghề thêu Việt Nam; Nghề thêu tay có thực sự dễ dàng;

Tìm kiếm có liên quan: Nghề thêu tay truyền thống Quất Động; Nghề thêu tranh truyền thống người Việt Nam; Nghệ thuật thêu tay đạt cảnh giới cao cấp; Ông tổ nghề thêu tại Việt Nam; Phòng tranh Đà Lạt chuyên xuất khẩu; Thêu Việt Nam xuất khẩu sang thị trường quốc tế; Trăn trở nghề thêu truyền thống một cách chật vật.