Nghề đan lát mây tre là mặt hàng xuất khẩu có giá trị

Các phố Hàng Tre, Hàng Mây (tức một nửa của phố Mã Mây ngày nay) đã từng nhiều năm bán tre, mây và các vật phẩm làm từ tre, mây. Phố Hàng Mành ngày nay vẫn còn làm và bán nhiều thứ mành tre rất đẹp.

Từ nhiều làng ngoại thành (nhất là vùng Hà Tây) đã có truyền thống làm đồ đan lát bằng mây tre đến mức tinh xảo thành hàng thủ công mỹ nghệ, mà sản phẩm được đưa vào nội thành bày bán, đồng thời là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Đất nước ta là xứ sở của loại mây, tre, nứa, guột, trúc,… Trong cuộc sống, người dân Việt Nam đã gắn bó chặt chẽ với những thứ nguyên liệu này. Từ căn nhà ở, cho đến những thứ đồ dùng hàng ngày như rổ, rá, giần, sàng,… được làm cẩn thận, khéo đẹp thì đều đạt giá trị thẩm mỹ, và trở thành hàng mỹ nghệ.

Việc đan các mặt hàng mây tre,… phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu. Cây mây mấy tuổi thì chặt, cây trúc mấy tuổi thì ngả,… Vót nan dày, mong, to, nhỏ,… bao nhiêu cỡ, đều đòi hỏi có tay nghề điêu luyện, tinh khỏe.

Vì thế, nghề đan mây tre đòi hỏi phải tinh khéo, ngay từ khi khai thác và chế biến nguyên liệu. Mây có thể đan hàng trăm mặt hàng như lẵng hoa bằng tre, làn xách, chậu, bát, đĩa,… mà đĩa mây có loại tròn, bát giác, loại đan dày, loại đan hoa dâu,…

Các thứ khác cũng đủ kiểu đủ cỡ. Tre nứa cũng đan đủ thứ, cả lẵng hoa, túi xách, đồ đựng giấy, vali đựng đồ,… Các mặt hàng mây tre này không chỉ tiêu dùng trong nước, mà còn đang là đòi hỏi của thị trường quốc tế với số lượng lớn.

Đan mây tre phải đảm bảo đan số lóng như nhau, cùng một thứ lóng mốt, lóng hai hay lóng ba,… Nếu thay đổi giữa chừng sẽ bị lỗi. Với nan nhỏ, có thể đan theo hình ảnh được cả một phong cảnh, hoặc một bức chân dung nhân vật.

Ở đây, chỉ được dùng hai màu đen và màu trắng. Màu đen của sợi cật giang ngâm nước lá bàng, và màu trắng của mây được nắng. Chỉ hai màu đen trắng mà người và cảnh, đều thể hiện lên sinh động, vừa đẹp vừa giống hệt như mẫu.

Sặt, trúc, để làm mảnh trúc thì không phải đan mà cắt thành từng đoạn ngắn, rồi chắp theo hình có dây thép nối ngầm theo các móc khuyên, khi treo làm rèm cửa, gió thổi kêu lanh canh như bản nhạc rất vui tai. Ở đây, là cả một công đoạn dây chuyền nhiều khâu khá phức tạp.

Nhiêu tình có sặt, trúc, chúng mọc chen nhau, không cành, ngọn vươn lên cao vài mét. Sặt, trúc chặt về cắt khúc bỏ đốt, rồi tiện cắt thành đoạn từ rất ngắn đến 6cm. Tùy theo vị trí của nó trong hình chắp.

Cắt khúc rồi lại còn phải nhuộm các màu. Tiện đoạn rồi phải khuyên nối nhau cho chuyển động được. Song vẫn giữ cả mảng mà tra trục để treo lên, vừa mềm mại vừa có cốt cách riêng. từ mành trúc mộc, các họa sĩ đã thiết kế nhiều mành phong cảnh.

Chùa Một Cột như bông sen kiến trúc bên cạnh cây cau. Đàn còn rập rờn bay lượn trên cánh đồng. Cảnh đồi núi điệp trùng,… Có khi chỉ là những sóng nước mênh mông. Hoặc có thể ghép chữ theo những nội dung mà khách yêu cầu.

Mành tre, nứa làm rèm vốn có từ lâu. Nhưng mành trúc được nâng cao tới mức nghệ thuật là sáng tạo của thế hệ thợ thủ công hiện tại. Tuổi của nó còn rất trẻ, nhưng về nghệ thuật nó đang cùng các đồ đan lát mây tre truyền thống, xứng đáng là mặt hàng mỹ nghệ được đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa thích.

Tác giả: Chu Quang Trứ


Bạn đang xem bài viết:
Nghề đan lát mây tre là mặt hàng xuất khẩu có giá trị
Link https://vnlibs.com/dieu-khac/nghe-dan-lat-may-tre-la-mat-hang-xuat-khau-co-gia-tri.html

Tìm kiếm có liên quan: Các sản phẩm từ mây tre đan; Hình ảnh mây tre đan; Học nghề mây tre đan; Hợp tác xã mây tre đan truyền thống; Làng nghề mây tre đan Bình Dương; Làng nghề mây tre đan lát ở Việt Nam; Mây tre đan gia dụng;

Tìm kiếm có liên quan: Ngôi làng nổi tiếng với nghề mây tre đan; Nguyên liệu mây tre đan; Nhân làm mây tre đan; Top 10 làng nghề mây tre đan nổi tiếng; Thổi hồn vào mây tre giang đan; Xưởng sản xuất mây tre đan xuất khẩu.