Nghệ thuật sơn mài làm nên tên tuổi đồ mỹ nghệ sơn mài

Trên đất nước ta, nhất là ở các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, hầu như làng nào cũng có đình – đền – chùa với những hoành phi, câu đối, nhang án, ngai và nhất là tượng Phật làm bằng gỗ có phủ sơn ra ngoài.

Rất nhiều gia đình có đồ gỗ phủ sơn, chí ít là nhang án, bài vị, hoành phi, câu đối,… Nghề sơn dầu và sơn mài trang trí do vậy mà rất phát triển. Trồng và lấy sơn thường được tập trung ở mạn trung du của tỉnh Phú Thọ.

Song, sử dụng sơn ta để trang trí lại thuộc về những người thợ ở Hà Nội, và vùng giáp ranh Hà Nội. Các phường sơn có tiếng là phường Bình Vọng và phường Hạ Thái (Thanh Trì), phường Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), và phường Nam Ngư ở nội thành Hà Nội.

Kinh thành Thăng Long thời Lê, có thôn Hoa Ngư ở chợ Cửa Nam (Nam Môn thị, Hoa Ngư) thuộc tổng Tiền Nghiêm huyện Thọ Xương. Đến giữa thế kỷ XIX, tên thông và tên tổng đổi là Nam Ngư, thuộc tổng Vĩnh Xương.

Hà Nội ngày nay có phố Nam Ngư nối phố PHan Bội Châu với đường Lê Duẩn. Trước khi phường Nam Ngư trên bến dưới thuyền, mở rộng ra khu vực hồ Thiền Quang, mà hồ này thông với hồ Bảy Mẫu, do hồ có nhiều cá mà có tên gọi như vậy.

Từ thời Lê, phường Nam Ngư có nghề sơn ta, chuyên bán sơn ta, làm và bán các mặt hàng sơn. Vào thời kỳ này, nhiều thợ sơn giỏi ở Bình Vọng cũng như ở các nơi, đã tụ cư về đây để hành nghề.

Trước kia, phường Nam Ngư còn có miếu thờ ông tổ nghề, vẽ sơn là Trần Tướng Công, tên thật là Trần Lư, người làng Bình Vọng. Còn gia phả họ Đào ở Làng Thọ Vực (Hưng Yên) có ghi truyện ông Đào Thúc Kiên ở thế kỷ XVIII bỏ làng ra phố Nam Ngư làm nghề vẽ sơn.

Tài vẽ sơn của ông truyền đi xa, triều đình muốn trưng tập ông vào trang trí cung điện, bèn bắt ông vẽ bức tranh quả dưa bở, hẹn năm ngày phải xong. Tính ông hay rượu, đến ngày thứ tư, con gái ông phải nhắc, ông mới vội vàng vẽ.

Sáng hôm sau, tranh vẫn chưa khô, ông vội hơ tranh lên lửa. Sơn ướt gặp lửa ngả màu vàng, và rạn nứt tự nhiên giống như quả dưa bở chín. Vì thế tranh càng đẹp và sống động. Mấy hôm sau, ông bị triệu hẳn vào hoàng thành để trang trí cho cung điện.

Cô con gái xinh đẹp cũng theo cha vào để cơm nước và giúp việc vặt. Thái tử Duy Tường mộ tài sắc của cô đã lấy làm vợ. Sau Duy Tường trở thành vua Lê Thuần Tông (1732 – 1735), và con là thái tử Duy Diêu lên nối ngôi, tức vua Lê Hiển Tông (1740 – 1786).

Đó là theo truyền thuyết. Thực ra nghề sơn có thể đã có từ rất sớm, vì theo sử sách và một số di tích còn lại, thì nghề sơn ở thời Lý Trần cũng đã khá phát triển.

Tới thế kỷ XVII, một lái buôn Châu Âu là Dampier, trong cuốn sách Voyages and Discoveries (1688) đã đánh giá: “Những tác phẩm bằng sơn được làm ở đây (Thăng Long), không hề thua kém một nơi nào khác”.

Từ đồ sơn mỹ nghệ cổ truyền, năm 1932 các họa sĩ Việt Nam còn nâng sơn mài mỹ nghệ lên thành một chất liệu hội họa đặc biệt, để làm tranh sơn mài. Bên cạnh tranh sơn mài, còn có tranh sơn khắc (mài vóc đen bóng, khắc hình rồi bôi màu vào chỗ khắc), và tranh sơn mài phù điêu (sơn mài trên hình đắp nổi).

Ngày nay, Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác, có các cơ sở sơn mài, vẫn do những nghệ nhân làm, nhưng có sự hỗ trợ của các họa sĩ, nên cả đồ mỹ nghệ sơn mài và tranh sơn mài, đều được nâng cao về chất lượng, vừa dân tộc vừa hiện đại, vừa đậm đà tính chất dân gian truyền thống.

Tác giả: Chu Quang Trứ


Bạn đang xem bài viết:
Nghệ thuật sơn mài làm nên tên tuổi đồ mỹ nghệ sơn mài
Link https://vnlibs.com/dieu-khac/nghe-thuat-son-mai-lam-nen-ten-tuoi-do-my-nghe-son-mai.html

Các tìm kiếm có liên quan: Công ty thủ công mỹ nghệ và sơn mài; Cung cấp sản phẩm sơn mài uy tín chất lượng; Cháy mãi tình yêu sơn mài mỹ nghệ cổ xưa; Chấn hưng nghệ thuật sơn mài truyền thống quốc gia; Chất liệu hội họa sơn mài ở Việt Nam; Dụng cụ làm tranh sơn mài độc đáo;

Các tìm kiếm có liên quan: Đề án treo thương hiệu quốc gia nghệ thuật sơn mài; Địa điểm bán tranh sơn mài cao cấp; Định nghĩa nghệ thuật tranh sơn mài; Khám phá dòng tranh sơn mài Việt Nam; Khám phá quy trình làm tranh sơn mài cùng họa sỹ;

Các tìm kiếm có liên quan: Niềm tự hào kỹ thuật sơn mài Việt Nam; Nghệ thuật sơn mài tinh túy truyền thống; Nguồn gốc lịch sử về sơn mài cổ truyền; Quy trình làm sơn mài truyền thống kỹ thuật cao; Xây dựng nghệ thuật sơn mài thương hiệu quốc gia.